MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một tiểu hành tinh nhỏ đã quay quanh Trái đất trong 3 năm. Ảnh: Shutterstock

Phát hiện lý thú về "tiểu mặt trăng" mới trên quỹ đạo trái đất

HỒNG HẠNH LDO | 28/02/2020 08:11

Các nhà thiên văn học cho biết, "tiểu mặt trăng" có đường kính từ 1,9 đến 3,5 mét đi vào quỹ đạo trái đất khoảng 3 năm trước và có thể sẽ biến mất vào tháng 4.2020.

Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của "tiểu mặt trăng" - tiểu hành tinh rất nhỏ bị lực hấp dẫn giữ lại trên quỹ đạo quanh trái đất - khi phát hiện ra một thiên thể như vậy giữa năm 2006 và 2007.

Theo trang Live Science, vào ngày 15.2, các nhà thiên văn học từ Đại học Arizona, Mỹ, đã phát hiện ra một khối đá vũ trụ mà họ gọi là "mini-moon" (tiểu mặt trăng) hoặc 2020 CD3, quay quanh trái đất.

Phát hiện hiếm hoi được thực hiện bởi Kacper Wierzchos và Theodore Pruyne, chuyên gia nghiên cứu về Khảo sát bầu trời Catalina, được tài trợ bởi NASA và Đại học Arizona.

"Tiểu mặt trăng" là một tảng đá không gian đã bị giữ trong quỹ đạo trái đất. Tiểu hành tinh chuyển động nhanh quanh hành tinh trước khi rơi xuống bề mặt hoặc bùng cháy trong bầu không khí.

"Vào đêm ngày 15.2, đồng nghiệp của tôi Teddy Pruyne và tôi đã tìm thấy một thiên thể có cường độ thứ 20", Sputnik News trích bài đăng của Wierzchos trên Twitter.

Các nhà thiên văn học cho biết, tiểu hành tinh có đường kính từ 1,9 đến 3,5 mét đi vào quỹ đạo trái đất khoảng 3 năm trước và có thể sẽ biến mất vào tháng 4.2020. Những thiên thể như vậy được biết đến trong các vòng tròn thiên văn với tư cách là một thiên thể bị giữ lại tạm thời.

Nhà nghiên cứu cho biết, đây là một tiểu hành tinh lớn trong số gần 1 triệu tiểu hành tinh được biết đến trên quỹ đạo trái đất.

Thiên thể này đã được công bố chính thức vào ngày 25.2 bởi một trung tâm của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, nơi thu thập dữ liệu quan sát trên các tiểu hành tinh, sao chổi và các vệ tinh tự nhiên thực tế và tiềm năng khác trong hệ mặt trời.

"Tiểu mặt trăng" được giữ lại cuối cùng có đường kính 0,9 mét, tên là 2006 RH120, đi vòng quanh trái đất 18 tháng vào năm 2006 và 2007 trước khi các nhà thiên văn học phát hiện 2020 CD3.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn