MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngôi sao hình giọt nước mắt và sao lùn đỏ. Ảnh: CNN.

Phát hiện ngôi sao khác thường hình giọt nước mắt

Thanh Hà LDO | 10/03/2020 17:33
Các nhà thiên văn nghiệp dư phát hiện ra những điểm bất thường của ngôi sao HD74423 trong dữ liệu do TESS - vệ tinh không gian dò tìm hành tinh mới nhất của NASA - ghi lại.

Theo CNN, dù vậy, các nhà thiên văn nghiệp dư đã không nhận ra rằng họ đang quan sát một ngôi sao hoàn toàn chưa được biết đến - ngôi sao đầu tiên của dạng này. 

Ngôi sao HD74423 cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng. "Điều đầu tiên thu hút sự chú ý của tôi là yếu tố đó là một ngôi sao khác thường về phương diện hóa học. Những ngôi sao như thế này thường khá giàu kim loại nhưng ngôi sao này thì lại nghèo kim loại, khiến nó trở thành dạng ngôi sao nóng hiếm có" - Simon Murphy, đồng tác giả nghiên cứu và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Thiên văn học Sydney tại Đại học Sydney, nói. 

Ngôi sao này gấp khoảng 1,7 lần khối lượng mặt trời và cho thấy sự dao động ở một phía của ngôi sao. 

Các ngôi sao đều có hiện tượng dao động này, cả mặt trời cũng cho thấy hiện tượng này khi khí nóng di chuyển ở bề mặt. Bất kể tuổi của ngôi sao, những dao động này thường tương tự trên tất cả các bề mặt của ngôi sao. 

Tuy nhiên, ngôi sao mới này chỉ có dao động ở một bán cầu trên bề mặt. "Về mặt lý thuyết, chúng ta đã biết rằng những ngôi sao như thế này nên tồn tại từ những năm 1980. Tôi đã tìm kiếm một ngôi sao như thế này trong gần 40 năm và giờ đây cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy một ngôi sao" -  Don Kurtz - đồng tác giả nghiên cứu từ Đại học Central Lancashire ở Anh nói.

Nghiên cứu được công bố hôm 9.3 trên tạp chí Nature Astronomy.

Lý giải về khả năng biến dạng theo phong cách độc đáo của ngôi sao HD74423, các nhà nghiên cứu cho biết, ngôi sao này là 1 trong 2 ngôi sao thuộc một hệ thống sao đôi. Ngôi sao còn lại trong hệ thống này là một ngôi sao lùn đỏ (red dwarf star). Ngôi sao lùn đỏ có kích thước tương đối nhỏ và độ sáng thấp, vốn là ngôi sao phổ biến trong thiên hà của chúng ta. 

Trong trường hợp này, quỹ đạo của mỗi ngôi sao trong hệ thống 2 ngôi sao gần nhau tới mức chúng gắn kết với nhau trong vòng chưa đầy 2 ngày của Trái đất. Với sự gần gũi này, lực hấp dẫn của sao lùn đỏ làm biến dạng xung quanh ngôi sao lớn hơn. Điều này khiến cho ngôi sao lớn hơn bị biến dạng thành hình giọt nước thay vì hình cầu thông thường. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn