MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các hành tinh trôi nổi tự do trong Dải Ngân hà. Ảnh chụp màn hình

Phát hiện nhóm hành tinh "bất hảo" lớn nhất trong Dải Ngân hà

Khánh Minh LDO | 28/12/2021 08:06
70 hành tinh "bất hảo" có kích thước bằng sao Mộc lang thang trong Dải Ngân hà là nhóm lớn nhất từng được phát hiện.

Các nhà thiên văn đã tìm thấy hàng chục ngoại hành tinh "bất hảo" đi lang thang trong Dải Ngân hà mà không có ngôi sao mẹ nào để giữ chúng trên quỹ đạo. Ít nhất 70 hành tinh du mục vũ trụ như vậy đã được xác nhận, nhưng con số có thể lên tới 170.

Cho đến nay, mới chỉ có ít hành tinh có khối lượng tương tự như vậy trong Hệ Mặt trời của chúng ta được phát hiện, và đợt mới nhất này là đợt phát hiện đơn lẻ lớn nhất mà chúng ta biết. Chúng được phát hiện trong Dải Ngân hà cách Trái đất khoảng 420 năm ánh sáng, theo phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

Những hành tinh lang thang như vậy không thể hình dung được vì chúng thường nằm rất xa so với bất kỳ ngôi sao nào có thể chiếu sáng chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ dự án Cosmic Dance tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Thiên văn Bordeaux đã tìm kiếm các ký hiệu nhiệt của chúng và các chỉ số khác nhờ sử dụng các camera nhạy cảm trên kính thiên văn lớn.

This browser does not support the video element.

Mô phỏng hành tinh lang thang trong vũ trụ. Video: Hervé Bouy/Cosmic Dance

Tác giả chính của nghiên cứu, Nuira Miret-Roig, cho biết: “Chúng tôi đã đo những chuyển động nhỏ, màu sắc và độ sáng của hàng chục triệu nguồn trong một khu vực rộng lớn của bầu trời. Những phép đo này cho phép chúng tôi xác định an toàn những vật thể mờ nhạt nhất trong khu vực này, những hành tinh bất hảo”.

Vì các hành tinh chỉ mới vài triệu năm tuổi nên chúng vẫn còn đủ trẻ để phát ra nhiệt và năng lượng hồng ngoại. Quét dữ liệu hai thập kỷ từ kính thiên văn trên Trái đất và trong không gian, họ đã tìm thấy ít nhất 70 hành tinh có kích thước tương đương với sao Mộc trong các chòm sao Thiên Yết (Scorpius) và Xà Phu (Ophiuchus).

Trưởng nhóm dự án Hervé Bouy cho biết, dữ liệu từ “hàng chục nghìn hình ảnh trường rộng” mà nhóm nghiên cứu trong “hàng trăm giờ quan sát” đã lên tới “hàng chục terabyte theo nghĩa đen”.

Việc thiếu một con số chính xác về các hành tinh khó nắm bắt này là do sự không chắc chắn về khối lượng chính xác của chúng. Theo Đài quan sát phía Nam Châu Âu, những vật thể có kích thước gấp 13 lần sao Mộc có khả năng là những sao lùn nâu.

Nhân loại còn biết rất ít về cách những hành tinh này được hình thành và tại sao chúng bị loại khỏi Hệ Mặt trời mẹ của chúng. Nhưng Bouy nói, "khó có thể nghiên cứu sâu với cơ sở vật chất hiện tại" vì các hành tinh này "cực kỳ mờ nhạt".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn