MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sao lùn nâu. Ảnh: Wiki

Phát hiện sao lùn nâu cực hiếm có tuổi đời hàng tỉ năm

Khánh Minh LDO | 16/06/2021 16:30
Giới thiên văn học phát hiện một ngôi sao lùn nâu cực hiếm quay quanh một ngôi sao nằm cách Trái đất khoảng 244 năm ánh sáng.

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế báo cáo phát hiện ra "bạn đồng hành" với ngôi sao lùn M được gọi là TOI-1278. Vật thể mới được tìm thấy hóa ra là một ngôi sao lùn nâu nặng gần gấp 20 lần sao Mộc. Phát hiện được trình bày chi tiết trong một bài báo được xuất bản ngày 8.6 trên trang arXiv.

Sao lùn nâu là vật thể trung gian giữa các hành tinh và các ngôi sao, có khối lượng gấp 13 đến 80 khối lượng sao Mộc. Mặc dù nhiều sao lùn nâu đã được phát hiện cho đến nay, nhưng vật thể như vậy quay quanh các ngôi sao khác là một điều hiếm thấy.

Giờ đây, một nhóm các nhà thiên văn học do Etienne Artigau thuộc Đại học Montreal dẫn đầu, đã phát hiện ra một ngôi sao lùn nâu hiếm mới trong một hệ sao đôi. Sử dụng Kính viễn vọng Canada-Pháp-Hawaii (CFHT), họ phát hiện ra rằng ngôi sao TOI-1278 loại quang phổ M0V được một vật thể khối lượng lớn quay xung quanh.

"Phân tích sâu hơn cho thấy đây là quá trình di chuyển của một vật thể có kích thước bằng sao Mộc. Theo dõi vận tốc xuyên tâm (RV) với vận tốc cận hồng ngoại SPIRou và máy đo quang phổ SLS được thực hiện tại Kính viễn vọng Canada-Pháp-Hawaii (CFHT) đã dẫn đến việc phát hiện tín hiệu Kepler RV với bán biên độ 2.306 ± 10 m/s cùng pha và khoảng thời gian quay là 14,5 ngày" - các nhà thiên văn giải thích.

Vận tốc xuyên tâm của TOI-1278 từ quan sát của SPIRou. Nguồn: Etienne Artigau/ học Montreal

Sao lùn nâu mới được tìm thấy được ký hiệu là TOI-1278 B; do đó, ngôi sao được đặt tên là TOI-1278 A. Sao lùn nâu quay quanh ngôi sao 14,5 ngày một lần và quỹ đạo của nó có độ lệch tâm nhẹ nhưng khác 0.

Theo bài báo, TOI-1278 B có bán kính khoảng 0,97 bán kính sao Mộc và nặng gấp 18,5 lần hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Do đó, mật độ của nó ở mức xấp xỉ 18 g/cm3.

Các quan sát cho thấy TOI-1278 B cách TOI-1278 A khoảng 0,095 AU. Do TOI-1278 A có khối lượng lớn hơn khoảng 31 lần so với người bạn đồng hành của nó, khoảng cách ngắn như vậy khiến TOI-1278 trở thành duy nhất trong số các hệ sao lùn M đã biết.

"Số lượng các sao lùn nâu đã biết trong quỹ đạo gần xung quanh các ngôi sao dãy chính (main sequence star) là tương đối ít mặc dù nhìn chung chúng dễ tìm thấy hơn so với các hành tinh đồng hành. Trong khi hầu hết các sao đồng hành như vậy quay quanh các ngôi sao giống như mặt trời, TOI-1278 kết hợp các đặc tính tương đối hiếm; có một số bạn đồng hành gần (<0,1 AU) với sao lùn M có khối lượng lớn hơn sao Thổ" - các nhà nghiên cứu giải thích.

Các tác giả của bài báo ước tính rằng TOI-1278 nằm cách Trái đất khoảng 244 năm ánh sáng. Họ cũng cho rằng hệ thống này có tuổi đời từ 1,4 đến 7,6 tỉ năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn