MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phát hiện sửng sốt về khủng long năm 2021: Sống bầy đàn, tổ chức chiến đấu

Phương Linh LDO | 26/12/2021 09:01
Những khám phá phi thường về loài khủng long trong năm 2021 thật đáng kinh ngạc, từ việc phát hiện khủng long biết sống bầy đàn, tổ chức chiến đấu cho tới loài khủng long dài nhất và tốc độ chạy nhanh nhất.

1. Phát hiện đầu tiên về hậu môn của khủng long

 Ảnh minh họa: Paleocreations.com 2020

Các nhà nghiên cứu từng tìm thấy tất cả các loại tàn tích hóa thạch của khủng long - từ xương, răng, da và lông - nhưng lần đầu tiên họ đã phát hiện ra bộ phận hậu môn của khủng long vẫn được bảo quản tốt cho tới ngày nay, theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 1 trên tạp chí Current Biology. Hậu môn là nơi khủng long dùng để đại tiện, tiểu tiện, sinh sản và đẻ trứng, không giống với bất kỳ khám phá nào khác từng được ghi nhận.

2. Khủng long bạo chúa T. rex lên tới hàng tỉ con

Có tới hàng tỉ con khủng long bạo chúa từng tồn tại trên Trái đất vào 2,5 triệu năm cuối kỷ Phấn trắng. Ảnh: University of California, Berkeley

Có tới 2,5 tỉ cá thể T. rex đã tồn tại trong 2,5 triệu năm cuối cùng của kỷ Phấn trắng (khoảng 145 triệu đến 66 triệu năm trước). Các nhà nghiên cứu đã xem xét tất cả các loại yếu tố để xác định con số này, bao gồm mật độ dân số, quy mô môi trường sống, thời gian thế hệ và tổng số thế hệ, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 trên tạp chí Science. 

3. Phát hiện loài khủng long dài nhất được ghi nhận

Loài khủng long dài nhất trên Trái đất đã được xác nhận. Ảnh: Brian Curtice

Con khủng long dài nhất được ghi nhận là Supersaurus, dài hơn 39m và thậm chí có thể dài tới 42m theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học có xương sống năm nay.

Supersaurus, được phát hiện vào năm 1972, luôn được biết đến là loài khủng long ăn thực vật có kích thước chiều dài rất lớn và ước tính chiều cao tới 34m.

4. Khủng long già, trẻ đi theo đàn

Một nghĩa địa khủng long được phát hiện ở Argentina cho thấy những con khủng long cổ dài, từ những con non nhỏ cỡ con chuột đến những con trưởng thành khổng lồ, đã cùng nhau du hành theo bầy đàn hơn 40 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu khai quật hơn 100 quả trứng hóa thạch và xương của 80 cá thể Mussaurus patagonicus có niên đại cách đây 192 triệu năm, trong kỷ Jura (từ 201,3 triệu đến 145 triệu năm trước). 

 Khủng long Mussaurus patagonicus sống theo bầy đàn. Ảnh: Jorge Gonzalez

Thật đáng kinh ngạc, thậm chí còn có bằng chứng cho thấy những con khủng long con đã đồng hành cùng nhau và chết cũng cùng nhau, cho thấy rằng bầy đàn của chúng có sự phân chia thứ tự. Đây là bằng chứng lâu đời nhất về hành vi xã hội phức tạp, bầy đàn ở loài khủng long, theo nghiên cứu được công bố vào tháng 10 trên tạp chí Scientific Reports .

5. Khủng long ấp trứng

 Khủng long ấp trứng phát hiện ở Trung Quốc. Ảnh: Science Bulletin

Một con khủng long giống đà điểu chết trong ổ trứng đã trở thành một phát hiện có một không hai: Đó là mẫu vật khủng long chân chim duy nhất được tìm thấy đang ấp trứng vẫn còn phôi thai. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 trên tạp chí Science Bulletin, con khủng long này đang ấp trứng trong kỷ Phấn trắng, tại nơi ngày nay là Trung Quốc .

Trong số 24 quả trứng, có 7 quả trứng vẫn còn phôi thai. Thật không tệ đối với những quả trứng 70 triệu năm tuổi!

6. Một số loài khủng long tốc độ cực kỳ nhanh

 Một số loài khủng long không phải khủng long bạo chúa có thể di chuyển với tốc độ 45km/h. Ảnh: Scientific Reports

Khủng long ăn thịt chạy nước rút với tốc độ gần 45km/h, theo phân tích trên hai con đường mòn của loài khủng long ở miền bắc Tây Ban Nha - một nghiên cứu vào tháng 12 trên tạp chí Scientific Reports cho thấy. Khám phá cho thấy những con vật này có tốc độ tương đương với vận động viên Usain Bolt, người đã đạt vận tốc 44,3km/h trong một cuộc đua vào năm 2009.

7. Một con khủng long "răng cá mập" lớn hơn khủng long bạo chúa đối thủ

 Một con khủng long bạo chúa răng cá mập, đối thủ của khủng long bạo chúa T. rex. Ảnh: Royal Society Open Science

Hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một con khủng long bạo chúa lớn và nghĩ rằng nó chắc chắn là kẻ săn mồi đỉnh cao trong hệ sinh thái của nó. Nhưng không, còn có một loài khủng long lớn hơn mang tên Ulughbegsaurus uzbekistanensis, còn gọi là khủng long răng cá, theo một nghiên cứu tháng 9 trên tạp chí Royal Society Open Science. Khủng long Carcharodontosaurs là anh em họ và là đối thủ cạnh tranh của khủng long bạo chúa. 

U. uzbekistanensis sống ở nơi ngày nay là Uzbekistan khoảng 90 triệu năm trước. Nó dài 8m và nặng 1.000 kg. Nói cách khác, nó có chiều dài gấp đôi - và nặng hơn gấp 5 lần người họ hàng T.rex.

8. Khủng long bạo chúa có câu lạc bộ chiến đấu

Hóa thạch khủng long bạo chúa với những vết sẹo do chiến đấu. Ảnh: Royal Tyrrell Museum of Palaeontology

Những con khủng long bạo chúa đáng sợ cắn vào mặt nhau, nhưng có khả năng không phải với ý định giết chóc. Thay vào đó, những kẻ săn mồi này có thể bị cắn khi chiến đấu để giành lãnh thổ, bạn tình hoặc địa vị cao hơn trong đàn, một nghiên cứu vào tháng 9 trên tạp chí Paleobiology cho thấy.

Cái nhìn sâu sắc về hành vi của loài khủng long này được thực hiện bằng cách nghiên cứu 202 hộp sọ và hàm của khủng long bạo chúa có rất nhiều vết sẹo - tổng cộng là 324 vết. Chỉ khoảng một nửa số khủng long bạo chúa lớn tuổi hơn có những vết sẹo này, do đó có lẽ chỉ những thành viên trưởng thành nhất định mới tham gia các các cuộc đấu này.

9. Khủng long cổ dài di cư đường dài

 Những viên đá trong dạ dày khủng long, bằng chứng của cuộc di cư đường dài. Ảnh: the journal Terra Nova

Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu hồi tháng 2 trên tạp chí Terra Nova cho biết, vào kỷ Jura, những con khủng long cổ dài, được gọi là sauropod, đã nuốt chửng những viên đá thạch anh hồng ở vùng bây giờ là Wisconsin và sau đó chết ở vùng bây giờ là Wyoming. Đó là khoảng cách hàng trăm km, chính là "một trong những ví dụ suy ra cuộc di cư của khủng long’’ được ghi nhận.

10. Khủng long kỳ lạ có đuôi độc nhất vô nhị

 Minh họa khủng long Stegouros elengassen với chiếc đuôi độc nhất vô nhị. Ảnh: the journal Nature 

Các nhà cổ sinh vật học ở vùng cận Bắc Cực đã phát hiện ra hóa thạch của một loài khủng long mới có chiếc đuôi không giống với loài khủng long nào được biết đến. Loài mới được tìm thấy được đặt tên là Stegouros elengassen, thuộc chi khủng long ankylosaur (một nhóm khủng long ăn cỏ được biết đến với thân hình giống xe tăng bọc thép, sống cách đây 66 triệu đến 70 triệu năm) và đã được mô tả trong nghiên cứu được công bố hôm 1.12 trên tạp chí Nature. Loài mới đã phát triển loại đuôi vũ khí hóa của riêng mình trông giống như một thanh kiếm Aztec đầy uy lực.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn