MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Quả cầu lửa rực sáng trên bầu trời miền đông nước Mỹ. Ảnh: AMS

Quả cầu lửa cháy rực thắp sáng bầu trời đêm sau vụ phóng SpaceX Crew-3

Bảo Châu LDO | 12/11/2021 07:56
Một quả cầu lửa cháy rực rỡ trên bầu trời miền đông nước Mỹ ngay sau khi phi hành đoàn Crew-3 của SpaceX phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS) cho đến nay đã báo cáo gần 400 trường hợp nhìn thấy quả cầu lửa này. Một số người chứng kiến thậm chí có thể quan sát đồng thời quả cầu lửa và dấu vết tên lửa SpaceX Falcon 9.

AMS cho biết, quả cầu lửa được nhìn thấy ở khắp các tiểu bang miền đông nước này, từ Bắc Carolina, Washington D.C, Delaware, Georgia, Maryland, New Jersey, Pennsylvania, Nam Carolina, Tennessee, Virginia và Tây Virginia.

Chín phút sau khi phi hành đoàn Crew-3 cất cánh, một quả cầu lửa cũng xuất hiện rực sáng trên bầu trời vào lúc 9h12 tối 11.11 theo giờ miền đông Mỹ. 

Theo AMS, thiên thạch gây ra hiện tượng quả cầu lửa là một phần của trận mưa sao băng Taurid, xảy ra hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 khi Trái đất đi qua một luồng mảnh vỡ do sao chổi Encke để lại.

This browser does not support the video element.

Cận cảnh quả cầu lửa xuất hiện tối 11.11 theo giờ Mỹ. Ảnh: AMS

Hiện tượng thú vị chỉ xuất hiện trong khoảng 3,5 giây. Dữ liệu từ máy ảnh chụp quả cầu lửa của NASA ở phía tây Bắc Carolina cho thấy thiên thạch gây ra quả cầu lửa có khối lượng ước tính khoảng 20kg và rộng khoảng 25cm. Nó bị vỡ ra ở độ cao 45km khi đi qua Macclesfield - một ngôi làng nhỏ ở Bắc Carolina, sau đó di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc khoảng 53.000 km/h, theo tuyên bố của AMS.

 Quả cầu lửa làm sáng rực bầu trời trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Ảnh: AMS

Cơ quan này tiết lộ, mỗi ngày, có vài nghìn thiên thạch bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái đất nhưng hầu hết đều không bị phát hiện vì chúng thường rơi ở vị trí phía trên đại dương hoặc diễn ra vào ban ngày. 

Những quả cầu lửa càng sáng thì càng hiếm. AMS nói rằng một quả cầu lửa có cường độ biểu kiến -6 có thể được phát hiện sau mỗi 200 giờ quan sát, trong khi quả cầu lửa -4 độ có thể diễn ra khoảng 20 giờ một lần. 

Cường độ biểu kiến đo độ sáng của vật thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Cường độ càng thấp thì vật càng sáng. Ví dụ, mặt trời có cường độ biểu kiến là -27. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn