MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tiến sĩ Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (phải) trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khoa học xã hội" Việt Nam cho Giáo sư Futura Motoo - Hiệu trưởng Trường Đại học Việt - Nhật. Ảnh: Khánh Minh

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước vận hội mới đầy triển vọng

Khánh Minh LDO | 15/09/2023 06:52

Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang đứng trước những vận hội phát triển mới đầy triển vọng. Những thành tựu tốt đẹp của lịch sử 50 năm hợp tác, sự tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai bên là động lực để hướng tới nâng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Trên đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai, được tổ chức tại Hà Nội ngày 14.9.2023.

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21.9.2073.

Giáo sư Furuta Motoo - Hiệu trưởng Trường Đại học Việt - Nhật tin rằng, mấu chốt của tương lai quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sẽ là việc hai nước có thực sự xây dựng được quan hệ “đối tác bình đẳng” hay không. Cụm từ “đối tác bình đẳng” đã được Thủ tướng Nhật Bản Fukuda Takeo sử dụng vào năm 1997 trong học thuyết Fukuda, phác thảo chính sách Đông Nam Á của ông, nhưng chưa được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong thời gian này, Giáo sư Motoo cho rằng, nền tảng để thể hiện mối quan hệ “đối tác bình đẳng” đã được đặt ra.

Tiến sĩ Trần Hoàng Long - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - nhận định, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang đứng trước những vận hội phát triển mới đầy triển vọng.
Về chính trị - ngoại giao, quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả thông qua các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Việc cố Thủ tướng Abe Shinzo cũng như Thủ tướng Kishida Fumio chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhậm chức, cũng như việc Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Nhật Bản sau khi Thủ tướng Kishida Fumio nhậm chức là minh chứng rõ nét nhất chứng tỏ sự trọng thị hai bên dành cho nhau. Các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Quốc hội cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia trên các lĩnh vực khác.

Về kinh tế - thương mại, Nhật Bản luôn giữ vững vị trí đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, luôn nằm trong nhóm đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda (Tokyo) - cho biết, để đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tham gia sâu hơn và cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn