MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sao chổi Leonard đạt điểm cận nhật vào ngày 3.1 sau đó sẽ không quay trở lại. Ảnh: Astrophotographer Chris Schur

Sao chổi Leonard và hành trình ''một đi không trở lại'' về phía Mặt trời

Bảo Châu LDO | 04/01/2022 13:00
Mặt trời vừa được vật thể băng giá sáng nhất trên bầu trời đêm Trái đất ghé thăm ở khoảng cách gần nhất và sau đó sẽ không bao giờ quay trở lại.

Theo EarthSky, kẻ lang thang băng giá đó là sao chổi Leonard, bất ngờ rực sáng hơn vào cuối tháng 12 khi nó ngày càng tiến gần Mặt trời hơn. Vừa qua, những người theo dõi bầu trời thậm chí còn có cơ hội nhìn thấy sao chổi Leonard và sao Kim trong cùng một khung hình qua ống nhòm khi Leonard tiếp cận gần nhất với sao Kim vào ngày 17.12.

Sao chổi Leonard, còn được gọi là sao chổi C/2021 A1, được phát hiện cách đây một năm, vào ngày 3.1.2021. Kể từ đó, nó trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các nhà thiên văn học nghiệp dư. 

Điểm cận nhật của sao chổi Leonard, hay nói cách khác là khoảng cách tiếp cận gần nhất với Mặt trời trong quỹ đạo của sao chổi này - tình cờ diễn ra chỉ vài giờ trước điểm cận nhật của Trái đất vào lúc 13h52 hôm nay 4.1 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình của Leonard tiếp cận gần gũi với Mặt trời hơn nhiều so với hành trình của Trái đất.

 Biểu đồ quỹ đạo của sao chổi Leonard trong hệ Mặt trời. Ảnh: NASA

Sao chổi sẽ đến gần Mặt trời của chúng ta ở khoảng cách khoảng 90 triệu km, bằng khoảng một nửa khoảng cách của Trái đất đến Mặt trời. Ở khoảng cách gần như vậy, sao chổi Leonard phải đối mặt với thách thức sống còn trước lực hấp dẫn cực mạnh của Mặt trời cùng với tác động của gió Mặt trời. Vì vậy, giống như nhiều sao chổi khác đang quay xung quanh Mặt trời, Leonard có thể có nguy cơ rơi xuống và bị Mặt trời nuốt chửng. Nhưng ngay cả khi nó sống sót sau hành trình nguy hiểm, NASA cho biết trong một tuyên bố, "quỹ đạo của Leonard sẽ đưa nó vào không gian giữa các vì sao, không bao giờ quay trở lại".

NASA lưu ý rằng Leonard đã thực hiện một hành trình 40.000 năm từ bên ngoài Hệ Mặt trời để đến với Mặt trời của chúng ta nhưng mãi đến ngày 3.1.2021, tức là chỉ 1 năm trước điểm cận nhật, nó mới được phát hiện.

"Đó hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng tôi thích sự trùng hợp" - nhà phát hiện sao chổi Gregory Leonard, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona, cho biết trong một phỏng vấn vào tháng 12.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn