MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sao chổi Leonard chụp từ Payson, Arizona ngay 4.12.2021. Ảnh: Chris Schur

Sao chổi nghìn năm Leonard gây mưa sao băng ở hành tinh song sinh Trái đất

Thanh Hà LDO | 20/12/2021 07:54
Sao chổi Leonard dự kiến gây mưa sao băng tại sao Kim trong quá trình tiếp cận tương đối gần với hành tinh này.

Sao chổi Leonard có tên gọi chính thức là C/2021 A1, được nhà thiên văn học Gregory J. Leonard thuộc Đài quan sát hồng ngoại núi Lemmon ở Arizona, Mỹ, phát hiện hồi tháng 1 năm nay. 

Việc sao chổi Leonard đi qua gần sao Kim vào cuối tuần qua giúp những người yêu thiên văn ở Trái đất có thể quan sát rõ bằng mắt thường trên bầu trời đêm. 

Bản đồ bầu trời của NASA hiển thị vị trí của sao chổi Leonard trên bầu trời đêm từ ngày 14.12 đến ngày 25.12. Ảnh: NASA

Tuy nhiên, ở sao Kim, câu chuyện lại khác. Quỹ đạo của hành tinh và sao chổi cách nhau 50.000km, tương đương với quỹ đạo vệ tinh không đồng bộ địa lý phía trên Trái đất.

Sao chổi Leonard là sao chổi chỉ có cơ hội ngắm một lần trong đời với những người yêu thiên văn vì quỹ đạo của sao chổi này cần khoảng 80.000 năm để quay quanh Mặt trời.

Với lớp mây dày ở sao Kim, việc xem mưa sao băng tại hành tinh này đòi hỏi người quan sát phải ở vị trí cao 55-60km so với bề mặt, nơi có nhiệt độ và áp suất hơi giống với Trái đất, Paul Byrne, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ, người tập trung nghiên cứu sao Kim chia sẻ với Space.com.

Qicheng Zhang là nghiên cứu sinh khoa học hành tinh tại Caltech và là tác giả chính của bài báo mới khám phá kịch bản về mưa sao băng trên sao Kim cho hay, kịch bản tốt nhất là mưa sao băng xảy ra khi sao Kim đi qua vệt sao chổi. Tuy nhiên, kịch bản này đòi hỏi sao chổi phải hoạt động rất tích cực - điều khá hi hữu nhưng không phải không thể. 

Tàu vũ trụ Akatsuki của Nhật Bản đang hoạt động quanh sao Kim. Ảnh: JAXA

“Nếu chúng tôi phát hiện mưa sao băng hoạt động tích cực trên sao Kim từ sự kiện này, chúng tôi biết rằng sao chổi này đang hoạt động khá tích cực ở khoảng cách xa so với Mặt trời" - Zhang nói.

Sao Kim chỉ có một quỹ đạo duy nhất đang hoạt động: Tàu vũ trụ Akatsuki của Nhật Bản. Nhưng Trái đất, sao Kim và Mặt trời có thể được định hướng theo cách cho phép những người quan sát từ Trái đất nhìn thấy những tia sáng yếu ớt từ các mảnh vỡ của sao chổi Leonard, Zhang nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn