MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Sau 1 tháng chiến sự ở Ukraina: Kinh tế toàn cầu chịu tác động ra sao?

Thanh Hà LDO | 24/03/2022 10:50

Ngày 24.3, tròn 1 tháng Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Trên phạm vi toàn cầu, dư âm từ những diễn biến chiến sự Ukraina, các biện pháp trừng phạt Nga đang được cảm nhận rõ nét khi giá lương thực, năng lượng và phân bón tăng vọt.

Giằng co trên thực địa và bàn đàm phán

Thông qua các cuộc không kích, tên lửa đạn đạo và xe tăng để phá hủy hoặc chiếm các mục tiêu quân sự, các lực lượng Nga đã mở chiến dịch quân sự ở Ukraina từ 24.2 trên 3 mặt trận với binh sĩ và vũ khí hạng nặng di chuyển từ phía bắc, nam và đông của Ukraina. 

Hiện các lực lượng Nga tiếp tục đẩy mạnh về phía bắc của Kharkiv trong nỗ lực chiến giành quyền kiểm soát ở thành phố lớn thứ hai của Ukraina. Các cuộc giao tranh gay gắt trên đường phố, tên lửa phóng qua lại. Dù phần lớn cuộc tấn công mạnh nhất của Nga tập trung vào Kiev, thành phố Kharkiv ở phía đông, nơi có 1,5 triệu cư dân, cũng là một mặt trận quan trọng. 

Kiev cách biên giới Belarus khoảng 110km và quân đội Nga đang tiếp cận thủ đô của Ukraina từ phía bắc. Mối đe dọa chính với thành phố Kiev dường như là đoàn xe quân sự khổng lồ của Nga, dài khoảng 64km, đang tiếp cận Kiev từ phía tây. Đoàn xe quân sự Nga được cho là cách thủ đô Ukraina khoảng 32km và cơ bản đang bị ngưng trệ ở khu vực gần sân bay Antonov.

Ngày 2.3, cơ quan quản lý hạt nhân của Ukraina cho biết, 6 trong số 15 lò phản ứng hạt nhân của Ukraina đã bị ngắt kết nối với lưới điện quốc gia. Trên thực tế, Nga giành quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân đã ngừng hoạt động Chernobyl ngay ngày đầu phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina. Đến 4.3, Nga chiếm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất Ukraina ở phía đông nam nước này.

Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết, giao tranh khắp Ukraina đã khiến hàng triệu người từ Ukraina sang các nước láng giềng, phần lớn sang Ba Lan, Moldova và Hungary. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres ngày 22.3 thông tin, 10 triệu người Ukraina đã phải rời bỏ nhà cửa trong bối cảnh chiến sự. Nam giới từ 18 đến 60 tuổi bị cấm rời khỏi Ukraina theo lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bối cảnh đất nước có chiến sự.

Khi giao tranh ở Ukraina tiếp tục, các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến sự đã được tổ chức, một dấu hiệu quan trọng hướng tới kết thúc hòa bình cho cuộc xung đột hiện nay. Các cuộc gặp giữa phái đoàn Nga và Ukraina diễn ra trực tiếp ở biên giới Belarus hoặc theo hình thức trực tuyến. Cùng với đó là các cuộc gặp với các bên đối thoại với bên thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Israel. Trong đàm phán, Nga tìm kiếm sự đảm bảo rằng Ukraina sẽ từ bỏ mọi kế hoạch gia nhập NATO - một yêu cầu mà dường như Ukraina sẵn sàng đồng ý. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt với cả 2 quốc gia dường như là về lãnh thổ, Al Jazeera nhận định. Cho đến nay, đàm phán vẫn chưa đạt được bước đột phá nào nhưng đầu tuần này Tổng thống Zelensky một lần nữa kêu gọi đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Trong cuộc trao đổi hàng ngày với báo giới ngày 22.3, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov thông tin, đàm phán của Nga với Ukraina đang diễn ra “chậm hơn và ít thực chất hơn nhiều so với những gì chúng tôi mong muốn”. 

Tác động tới kinh tế toàn cầu

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn sẽ dẫn đến ổn định hơn. Tuy  nhiên, chiến sự Ukraina và đại dịch COVID-19 đang đẩy thế giới đi theo hướng ngược lại và làm đảo lộn những ý tưởng đó, New York Times nhận định. 

Nhiều yếu tố quan trọng của nền kinh tế tích hợp đang bị tháo dỡ. Các quan chức Mỹ và Châu Âu đang áp dụng các biện pháp trừng phạt để loại bỏ nhiều thành phần chính của nền kinh tế Nga - nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới - khỏi thương mại toàn cầu. 

Mỹ và các đối tác đã chặn Nga khỏi phần lớn hệ thống tài chính quốc tế bằng cách cấm giao dịch với ngân hàng trung ương Nga. Phương Tây cũng đã loại Nga khỏi hệ thống lên ngân hàng toàn cầu SWIFT, đóng băng tài sản của các nhà lãnh đạo và giới tài phiệt Nga, đồng thời cấm xuất khẩu công nghệ tiên tiến của Mỹ và các quốc gia khác sang Nga. Nga đáp trả bằng các lệnh cấm xuất khẩu thực phẩm, ô tô và gỗ.

Khoảng 400 công ty đã chọn tạm ngừng hoặc rút hoạt động khỏi Nga.

Trong khi nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng của Nga, các chính phủ đang lập chiến lược để thoát khỏi sự phụ thuộc này. Washington và London đã công bố kế hoạch chấm dứt nhập khẩu dầu từ Mátxcơva.

Các quan chức Nhà Trắng tiết lộ ngày 22.3 rằng, Tổng thống Joe Biden sẽ thúc ép các đồng minh thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn nữa đối với Nga trong chuyến công du Châu Âu tuần này. Tại Brussels ngày 24.3, ông Biden và các nhà lãnh đạo khác dự kiến sẽ công bố “giai đoạn tiếp theo” hỗ trợ quân sự cho Ukraina...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn