MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tình nguyện viên tại ngân hàng thực phẩm ở London, Anh. Ảnh chụp màn hình

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà LDO | 23/09/2022 12:09
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.

Một ngày sau khi Fed tăng mạnh lãi suất và ra tín hiệu cho biết sẽ có nhiều lần tăng lãi suất khác cho tới cuối năm nay, các ngân hàng trung ương trên khắp Châu Á và Châu Âu đã có động thái tương tự ngay ngày 22.9.

New York Times chỉ ra, các ngân hàng trung ương khắp thế giới triển khai các chiến dịch riêng nhằm ngăn chặn lạm phát vốn đang ảnh hưởng tới túi tiền của người tiêu dùng và khiến các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu lo lắng.

Việc tăng lãi suất diễn ra từ Washington đến Jakarta sẽ cần nhiều tháng để loại đi những thứ không mong muốn trong nền kinh tế toàn nền kinh tế toàn cầu và có hiệu lực đầy đủ. 

Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất nửa điểm lên 2,25% trong ngày 22.9 ngay cả khi cho biết Vương quốc Anh có thể đã rơi vào suy thoái.

Tương tự, Ngân hàng Trung ương Châu Âu dự kiến tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 10 để chống lạm phát cao, ngay cả khi chiến sự Nga - Ukraina đẩy nền kinh tế Châu Âu vào tình trạng hỗn loạn.

Trong ngày 22.9, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Nam Phi và Na Uy đều công bố nâng lãi suất trong khi ngân hàng trung ương Thụy Sĩ có động thái quyết liệt để chấm dứt kỷ nguyên lãi suất dưới 0 ở Châu Âu.

Nhật Bản có lạm phát tương đối thấp và đang giữ lãi suất ở mức thấp, nhưng nước này đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên sau 24 năm vào 22.9 để làm điểm tựa cho đồng yên sau tất cả động thái của các ngân hàng trung ương khác. 

New York Times nhận định, làn sóng hành động của các ngân hàng trung ương dự kiến tạo ra những ảnh hưởng. Ví dụ, Fed cho rằng việc nâng lãi suất sẽ đẩy tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ từ 3,7% hiện tại lên 4,4% vào năm 2023.

Hiện tại, việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đang bắt đầu có tác động. Lãi suất tăng khiến việc vay tiền để mua ô tô hoặc nhà ở tại nhiều quốc gia trở nên đắt đỏ hơn. Lãi suất thế chấp ở Mỹ lần đầu tiên trở lại trên 6% kể từ năm 2008, và thị trường nhà ở đang hạ nhiệt. 

Tuy nhiên, hiệu quả đầy đủ có thể cần vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm mới cảm nhận được bởi lãi suất đang tăng từ mức thấp lên. 

Ở Châu Âu và Anh, chiến sự Ukraina đang đẩy các nền kinh tế tiến tới suy thoái. Tại Mỹ, nơi tác động của chiến sự ít nghiêm trọng hơn nhiều, việc tuyển dụng và thị trường việc làm vẫn mạnh mẽ, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Chi tiêu của người tiêu dùng, mặc dù đang chậm lại, nhưng không giảm mạnh.

Đó là lý do Fed tin rằng họ còn nhiều việc phải làm để làm chậm lại nền kinh tế, ngay cả khi điều đó làm tăng nguy cơ suy thoái.

Isabel Schnabel, thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu, từng chia sẻ vào tháng 8: “Lần đầu tiên sau 4 thập kỷ, các ngân hàng trung ương cần chứng minh họ quyết tâm bảo vệ sự ổn định giá cả như thế nào”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn