MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh tổng hợp đa bước sóng của trung tâm Dải Ngân hà - nơi một hố đen siêu lớn trú ngụ. Ảnh: NASA, ESA, SSC, CXC, STScI

Siêu kính viễn vọng NASA nhắm "con mồi" cực khủng

Nguyễn Hạnh LDO | 23/02/2022 10:13
Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA sẽ nghiên cứu hố đen siêu lớn nhấp nháy kỳ lạ ở trung tâm Dải Ngân hà - vốn khó nắm bắt đối với các kính viễn vọng hiện có.

Theo Space.com, hố đen siêu lớn có tên là Sagittarius A*, có xu hướng nhấp nháy theo giờ khiến cho việc ghi hình trở nên khó khăn. Kính viễn vọng James Webb sẽ tìm hiểu bản chất của hố đen này - nỗ lực của nhiều kính thiên văn khác.

Tham gia cùng với các nhà nghiên cứu phụ trách James Webb là một nhóm chuyên làm việc với kính viễn vọng Event Horizon (EHT). EHT được tạo thành từ 8 kính thiên văn vô tuyến đặt trên mặt đất. Nó đã ghi lại hình ảnh đầu tiên về hố đen - M87* - vào năm 2019.

Mặc dù Sagittarius A* gần hơn so với M87*, nhưng tính chất nhấp nháy khiến hố đen siêu lớn của Dải Ngân hà trở thành mục tiêu thách thức hơn nhiều, những người quản lý James Webb cho hay.

Mô phỏng kính viễn vọng James Webb trong không gian. Ảnh: NASA

Các quan chức James Webb hồi cuối năm 2021 cho biết: "Trong khi lõi của M87* thể hiện một mục tiêu ổn định, thì Sagittarius A* thể hiện các đốm sáng nhấp nháy bí ẩn hàng giờ - điều khiến quá trình chụp ảnh khó khăn hơn nhiều. Webb sẽ hỗ trợ với các hình ảnh hồng ngoại của riêng mình về vùng hố đen, cung cấp dữ liệu về thời điểm xuất hiện các tia lửa. Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho nhóm EHT".

Các tia lửa xuất hiện khi các hạt mang điện tăng tốc xung quanh hố đen, tạo ra sự phát xạ ánh sáng.

James Webb đang trong giai đoạn vận hành kéo dài hàng tháng và sẽ sớm ghi hình Sagittarius A* ở 2 bước sóng hồng ngoại mà không bị ánh sáng "đi lạc" cản trở. Vì EHT ở trên mặt đất, các nhà khoa học hy vọng dữ liệu thu thập được từ James Webb sẽ bổ sung cho dữ liệu từ mặt đất và tạo ra một hình ảnh rõ nét hơn, dễ hiểu hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn