MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tàu thám hiểm Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc trên Mặt trăng. Ảnh: Tân Hoa Xã

Sứ mệnh Mặt trăng của Trung Quốc đạt cột mốc hoành tráng

Song Minh LDO | 06/10/2021 10:03

Tàu đổ bộ và tàu thăm dò Trung Quốc ở nửa không nhìn thấy của Mặt trăng đạt cột mốc quan trọng khi hoạt động hơn 1.000 ngày kể từ chuyến hạ cánh lịch sử đầu tiên.

Tàu đổ bộ và tàu thám hiểm Thỏ Ngọc 2 (Yutu 2) của sứ mệnh Thường Nga 4 (Chang'e-4) được phóng vào ngày 7.12.2018. Nó đã đi vào quỹ đạo Mặt Trăng ngày 12.12.2018, thực hiện cuộc hạ cánh mềm đầu tiên ở miệng hố va chạm Von Karman thuộc khu vực Nam Cực-Aitken ở nửa không nhìn thấy được của Mặt trăng hôm 3.1.2019. Đây là chuyến tàu đầu tiên của loài người hạ cánh ở nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng.

Cả tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đều đạt mốc 1.000 ngày trên Mặt trăng vào ngày 28.9. Các quan chức Trung Quốc cho biết, tàu thám hiểm Thỏ Ngọc 2 đã di chuyển được quãng đường 839,37m và thu được 3.632,01 gigabyte dữ liệu.

Hai tàu đã quay lại những hình ảnh và toàn cảnh tuyệt đẹp từ phía xa của Mặt Trăng, tiết lộ bí mật từ bên dưới bề mặt, đo lượng bức xạ mà các phi hành gia sẽ phải đối mặt, và đã được tàu quỹ đạo Mặt trăng của NASA phát hiện.

Tàu thám hiểm Thỏ Ngọc 2 thiết lập kỷ lục tuổi thọ mới cho một tàu thám hiểm làm việc trên bề mặt của Mặt trăng, vượt qua kỷ lục trước đó là 321 ngày do robot Lunokhod 1 của Liên Xô thiết lập. Thỏ Ngọc 2 hiện đang hướng tới một khu vực bazan xa xôi, nhưng có thể mất nhiều năm để đến được địa điểm mới.

Mặc dù phải đối mặt với cái nóng gay gắt xen kẽ với cái lạnh sâu giữa ngày và đêm, bức xạ mặt trời cường độ cao và sự bào mòn của mặt trăng, sứ mệnh Thường Nga 4 vẫn đang trong tình trạng tốt. Các trọng tải trên tàu cũng đang hoạt động bình thường và sẽ tiếp tục khám phá khoa học ở nửa không nhìn thấy được của Mặt trăng.

Tàu thám hiểm chạy bằng năng lượng mặt trời thường xuyên ngừng hoạt động trong đêm ở Mặt trăng (một ngày trên Mặt trăng tương đương khoảng 14,5 ngày Trái đất). Vào ngày 29.9, cặp đôi này bắt đầu ngày thứ 35 trên Mặt trăng.

Vệ tinh chuyển tiếp liên lạc Thước Kiều - lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo quầng sáng gần điểm Trái đất - Mặt trăng L2 vào tháng 5.2018 - cũng hoạt động tốt. Vệ tinh Thước Kiều có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu và lệnh giữa các tàu trên Mặt trăng và nhóm điều khiển sứ mệnh vì nửa không nhìn thấy của Mặt trăng không bao giờ đối mặt với Trái đất.

Một số kết quả được công bố từ dữ liệu sứ mệnh Thường Nga 4 vẫn đang được thảo luận.

Ảnh toàn cảnh chụp ngay sau khi Hằng Nga 5 hạ cánh xuống Mặt trăng, cho thấy bề mặt Mặt trăng, lớp đá mềm và một đỉnh núi lớn phía xa ở đường chân trời. Ảnh: CNSA

Trung Quốc đã khởi động sứ mệnh trả mẫu Mặt trăng đầu tiên vào cuối năm 2020. Sứ mệnh Thường Nga 5 đã chuyển về thành công 1,731kg mẫu Mặt trăng cho Trái đất vào tháng 12. Trung Quốc sẽ tiếp tục sứ mệnh này bằng cách phóng Thường Nga 6 để thu thập các mẫu ở nửa không nhìn thấy được của Mặt trăng vào năm 2024.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn