MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh quả cầu lửa thu được qua camera nhà dân hôm 3.10. Ảnh: AMS

Sửng sốt chứng kiến thiên thạch vụt bay, rực sáng bầu trời Mỹ

Bảo Châu LDO | 05/10/2021 09:00
Một quả cầu lửa màu xanh cháy sáng rực bầu trời Colorado, Mỹ, khi nó bay vụt qua lúc 5h30 sáng 3.10, giờ ET.

USA Today đưa tin, thông tin về quả cầu lửa đã được Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS) thu thập từ camera của người dân địa phương. AMS cho biết đã nhận được 50 báo cáo từ người dân ở các bang Colorado, Wyoming và New Mexico về việc nhìn thấy một quả cầu lửa màu xanh xuất hiện trên bầu trời lúc 5h30 sáng 3.10, giờ ET.

Quả cầu lửa này là một thiên thạch rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy, thắp sáng bầu trời đêm hơn cả sao Kim - ngôi sao sáng nhất trong Hệ Mặt trời.

Mặc dù tốc độ của quả cầu lửa vẫn chưa được xác định, nhưng chúng có thể lao đi trong bầu khí quyển của Trái đất từ ​​40.000km/h đến 257.000km/h trước khi giảm tốc nhanh chóng, theo AMS. 

NASA cho biết các quả cầu lửa thường không còn nguyên vẹn sau đi qua bầu khí quyển Trái đất, và đôi khi các mảnh vỡ hoặc thiên thạch có thể được tìm thấy trên mặt đất.

This browser does not support the video element.

Cận cảnh quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời gần dãy núi Rocky của Mỹ hôm 3.10 do AMS tổng hợp từ camera nhà người dân địa phương. Video AMS

Quả cầu lửa lần này được nhìn thấy xung quanh dãy núi Rocky, bang Colorado, chưa đầy một tuần sau khi NASA báo cáo một quả cầu lửa bay qua bờ biển Bắc Carolina với tốc độ 51.500km/h, được chứng kiến ở khắp Bắc Carolina, Nam Carolina, Maryland, Virginia và Tây Virginia.

Mặc dù chúng có vẻ hiếm nhưng AMS tiết lộ hàng nghìn quả cầu lửa xuất hiện trong bầu khí quyển của Trái đất mỗi ngày. Phần lớn không bị phát hiện vì chúng xuất hiện dưới ánh sáng ban ngày hoặc trên đại dương và các khu vực không có người ở. Ngay cả vào ban đêm, không phải lúc nào con người cũng nhận thấy hiện tượng này khi nó xảy ra.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn