MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trực thăng từ tàu phá băng Oden của Thụy Điển hạ cánh trên một tảng băng nổi để đón các thành viên phi hành đoàn đang lấy thiết bị ghi dữ liệu về hoạt động di chuyển của sinh vật biển ở Bắc Cực, ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada. Ảnh: Inner Space Center

Tan băng ở Bắc Cực tạo ra những rủi ro quân sự mới

Thanh Hà LDO | 15/06/2023 18:00

Cạnh tranh lợi ích kinh tế và địa chính trị với khu vực Bắc Cực - nơi băng đang tan nhanh - có thể sớm dẫn tới xung đột giữa những lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới. 

Công ty bảo hiểm có trụ sở tại Zurich, Thuỵ Sĩ Swiss Re AG cho biết, tác động của biến đổi khí hậu đang làm tan chảy vùng Bắc Cực với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với phần còn lại của thế giới. Điều này mở ra các tuyến đường thương mại và cơ hội kinh tế mới trong khu vực. 

Diễn biến này có ý nghĩa chiến lược với Nga, Mỹ và các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Mỹ - tổ chức vốn đang xây dựng năng lực phòng thủ sau xung đột Nga - Ukraina tháng 2.2022. 

Báo cáo Sonar hàng năm của Swiss Re cho biết: “Việc gia tăng đồng thời về lợi ích kinh tế, thay đổi môi trường và căng thẳng địa chính trị khiến Bắc Cực trở thành điểm nóng cho những rủi ro mới nổi và tích lũy rủi ro tiềm tàng”. 

Báo cáo xác định, băng vĩnh cửu ở cực đang tan chảy và xác định những tác động chiến lược của vấn đề này trong danh sách 13 rủi ro mới mà hành tinh phải đối mặt.

Phân tích của Swiss Re cũng liệt kê sự xuất hiện của AI tạo sinh và các mối quan hệ địa chính trị đang rạn nứt có khả năng gây tác động lớn về tài chính, danh tiếng hoặc quy định với các doanh nghiệp. AI tạo sinh đề cập đến các thuật toán có thể tạo nội dung mới từ văn bản và âm thanh đến hình ảnh và video.

Trong 26 năm qua, sự phối hợp quốc tế ở vùng Bắc Cực được 8 thành viên của Hội đồng Bắc Cực - Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Iceland - điều hành. 

Tuy nhiên, liên minh này bị gián đoạn sau xung đột Nga - Ukraina, với việc 7 thành viên của Hội đồng Bắc Cực đình chỉ hợp tác với Nga. Theo Swiss Re, điều này có thể tạo ra những bất ổn mới trong quản trị, quy định và pháp lý. 

Về phần mình, Nga coi băng tan ở Bắc Cực là “mối đe dọa phòng thủ”, nhất là sau khi Phần Lan gia nhập NATO và Thuỵ Điển đang trong quá trình chờ gia nhập. Báo cáo cũng ước tính nguy cơ ở mức độ trung bình là một cuộc xung đột như vậy sẽ xuất hiện trong 3 năm tới. 

Theo báo cáo, băng vĩnh cửu tan chảy và nước biển dâng cao cũng làm tăng rủi ro môi trường với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, các chất thải độc hại và chất thải hạt nhân trong băng ở Bắc Cực có thể được giải phóng, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn