MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Ảnh: Wiki

Tập đoàn sở hữu đập Tam Hiệp thâu tóm công ty lớn ở nước ngoài

Khánh Minh LDO | 25/08/2021 12:11
Tập đoàn sở hữu đập Tam Hiệp Trung Quốc mua đứt công ty năng lượng ở Dubai và Tây Ban Nha.

Bloomberg đưa tin, Tập đoàn Tam Hiệp Nam Á đã mua 100% công ty Alcazar Energy Partners (AEP), một trong những nhà phát triển và sản xuất năng lượng tái tạo độc lập hàng đầu ở Trung Đông và Bắc Phi. Với việc mua lại này, Tập đoàn Tam Hiệp Nam Á sẽ có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và tiếp cận với các thị trường năng lượng tái tạo ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

AEP có trụ sở tại Dubai đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo ở Jordan và Ai Cập, với danh mục đầu tư gồm 5 dự án điện mặt trời và 2 dự án điện gió chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm với tổng công suất hoạt động là 411 MW. Được thúc đẩy bởi nhu cầu của các nhà đầu tư, năng lượng tái tạo của khu vực Trung Đông, Bắc Phi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ tới, với công suất 157 GW và bổ sung thêm 175 tỉ USD đầu tư.

Tập đoàn Tam Hiệp Nam Á là công ty cổ phần đầu tư được Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) và Tập đoàn Quốc tế Tam Hiệp Trung Quốc (CTGI) thành lập vào năm 2011 để mua lại, phát triển, xây dựng, sở hữu và vận hành các dự án phát điện tái tạo, chủ yếu ở Châu Á. Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước là tập đoàn năng lượng sạch lớn nhất nước này, vận hành đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác có liên quan, ngày 23.8, công ty quản lý tài sản Exus Management Partners cho biết, Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc ở Châu Âu (CTGE) đã hoàn tất việc mua lại 450 MW năng lượng tái tạo trên hai danh mục đầu tư ở Tây Ban Nha. 

CTGE, thuộc Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đã trả 586,4 triệu USD để trở thành chủ sở hữu duy nhất của 11 trang trại gió và một công viên năng lượng mặt trời. Tất cả các nhà máy đều nằm trong danh mục đầu tư của Cefiro và Windrose nằm ở vùng Castile và Leon của Tây Ban Nha.

Exus cho biết họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn tất thủ tục tài chính thay mặt cho các khách hàng Tây Ban Nha và Bỉ, những người sở hữu phần lớn danh mục đầu tư trước khi CTGE tham gia.

Tập đoàn Tây Ban Nha Corporacion Masaveu sở hữu 100% Cefiro và 60% Windrose. Korys, công ty đầu tư của tập đoàn bán lẻ Bỉ Colruyt Group, nắm giữ 30% trong Windrose, trong khi 10% còn lại nằm trong tay các cổ đông thiểu số.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn