MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tên lửa và rác vũ trụ đang gây ảnh hưởng tới bầu khí quyển Trái đất

Anh Vũ LDO | 26/10/2023 10:32

Nghiên cứu mới tiết lộ ô nhiễm kim loại từ rác thải vũ trụ và tên lửa có thể ảnh hưởng và làm thay đổi bầu khí quyển Trái đất. 

Rác không gian, đặc biệt là các mảnh vụn kim loại, rơi xuống từ quỹ đạo đang tạo nên những ảnh hưởng đáng lo ngại đến bầu khí quyển phía trên Trái đất, và điều này đang thúc đẩy nghiên cứu hơn về tác động của các mảnh vụn vũ trụ lên hành tinh của chúng ta, theo Live Science.

Một nghiên cứu do Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) thực hiện đã xác định hơn 20 nguyên tố kim loại không tự nhiên trong bầu khí quyển Trái đất. Chúng đến từ các mảnh rác vũ trụ bốc cháy khi quay trở lại bầu khí quyển. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, tình trạng ô nhiễm này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều trong tương lai, và có thể tác động đến bầu khí quyển hành tinh một cách không rõ ràng.

Đáng chú ý là hai nguyên tố niobium và hafnium, đây đều là kim loại đất hiếm không gian, thường được sử dụng để chế tạo các linh kiện công nghệ. Ngoài ra, hàm lượng nhôm, đồng và lithium cũng được phát hiện cao, đây là thông tin gây ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu.

Tác giả chính của nghiên cứu, Daniel Murphy, nhà hóa học khí quyển tại NOAA, cho biết nhóm nghiên cứu đã bất ngờ khi phát hiện các nguyên tố này trong tầng bình lưu, và rằng sự kết hợp giữa chúng cho thấy sự liên quan chắc chắn đến ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

Nghiên cứu cũng nêu rõ rằng, đây là lần đầu tiên có bằng chứng rõ ràng cho thấy ô nhiễm tầng bình lưu được kết nối mật thiết với các mảnh rác vũ trụ. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng tên lửa đẩy, sau khi phóng ra và rơi trở lại Trái đất, có thể là nguồn gây ô nhiễm chính.

Vấn đề này cũng đang gây khó khăn cho nhiều quốc gia và tổ chức vũ trụ, trong đó có Trung Quốc, từng bị chỉ trích vì các cuộc quay trở lại không kiểm soát của mảnh vụn vũ trụ. Tuy nhiên, không chỉ riêng Trung Quốc, Nga và NASA cũng đang gặp khó khăn với tình trạng này.

Với việc ngày càng nhiều vệ tinh thương mại được phóng lên không gian, vấn đề ô nhiễm từ các vệ tinh cũng có thể trở thành một mối quan tâm lớn. Đặc biệt, hơn 9.000 vệ tinh đang ở quỹ đạo Trái đất thấp và đều sẽ rơi trở lại hành tinh khi hết “hạn sử dụng”, tiềm ẩn sự gia tăng đáng kể về ô nhiễm kim loại từ không gian.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn