MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tháng 5 nóng nhất lịch sử, báo hiệu thế giới đang ở ngưỡng nguy hiểm

Khánh Ly LDO | 06/06/2020 10:32
Tháng 5.2020 là tháng 5 nóng nhất trong lịch sử trên toàn cầu, với nhiệt độ ở Siberia tăng 10 độ C so với mức nhiệt trung bình, cơ quan khí tượng Châu Âu cho biết. 

Trên toàn thế giới, nhiệt độ tháng 5 tăng hơn 0,63 độ C so với mức trung bình của tháng 5.1981 và 2010, đánh dấu mức nhiệt tháng 5 cao nhất trong hồ sơ dữ liệu, cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus thông tin. 

Và khi so sánh với các số liệu thời tiền công nghiệp, dữ liệu của họ chỉ ra rằng thế giới đang leo dần đến ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm mà các tổ chức quốc tế cảnh báo sẽ phá hủy hành tinh nếu vượt qua ngưỡng đó.

Tính toán của Copernicus tương quan với mức tăng 1.26 độ C vào tháng 5 trong thời kỳ tiền công nghiệp. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc đã kết luận, nhiệt độ toàn cầu phải được giữ ở mức tăng không quá 1.5 độ C để tránh tác động lớn đến khí hậu.

Nghiên cứu cho biết, hàng tỉ người sẽ phải sống ở những khu vực quá nóng so với sức chịu đựng có thể vào năm 2070.

Nhiệt độ của tháng 5 gia tăng theo một xu hướng rõ ràng mà Copernicus ghi nhận được trong năm qua. Trong vòng 12 tháng trở lại đây, nhiệt độ toàn cầu ấm hơn 0.7 độ C so với mức trung bình - phù hợp với mức cao nhất của năm trước từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.

Châu Âu thường lạnh hơn một chút so với mức trung bình, nhưng với sự khác biệt về địa lý là rõ ràng, báo cáo cho biết.

Siberia là nơi gia tăng nhiệt đột biến nhất. Khu vực đóng băng trải dài trên khắp nước Nga này có nhiệt độ tăng tới 10 độ C so với mức trung bình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này đã ban bố lệnh khẩn cấp tại thành phố Norilsk của Siberia, sau khi 20.000 tấn nhiên liệu tràn ra sông gần đó bởi một sự cố từ một nhà máy điện đang được cho là nguyên nhân làm tan băng vĩnh cửu trong khu vực.

Một nhóm môi trường đã mô tả thiệt hại này là "thảm khốc". Theo cơ quan môi trường Nga Rosprirodnadzor, nồng độ chất gây ô nhiễm ở vùng biển gần đó đã vượt quá mức cho phép hàng chục nghìn lần.

Hai phần ba nước Nga nằm trên băng vĩnh cửu, nơi đang tan nhanh chóng, tạo ra những hố sụt tử thần khổng lồ. Đó là hệ quả của mùa đông đặc biệt ấm áp ở nước Nga.

Trong tháng 3, trung tâm Khí tượng Thủy văn của Nga báo cáo, nước này đã chứng kiến mùa đông nóng nhất trong lịch sử quan sát khí tượng suốt 140 năm, đánh bại kỷ lục nhiệt độ trước đó từ mùa đông 2015- 2016 là 1,3 độ C.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn