MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sinh sản đồng trinh cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong thế giới động vật. Ảnh: San Diego Zoo Wildlife Alliance

Thế giới động vật: Kỳ lạ "sinh sản đồng trinh" cứu loài tuyệt chủng

Song Minh LDO | 29/10/2021 12:03
Trong thế giới động vật, để cứu những loài có nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học đang đẩy mạnh "sinh sản đồng trinh" - đẻ con mà không cần con đực.

Thần ưng Condor - loài chim thuộc họ kền kền ở California (Mỹ) có nguy cơ tuyệt chủng - lần đầu tiên đã trải qua "thời kỳ sinh sản đồng trinh". Cơ chế sinh học này còn gọi là trinh sinh, trinh sản (parthenogenesis) - một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng đưa loài thần ưng California khỏi bờ vực tuyệt chủng. Toàn bộ dân số của những con chim này giảm xuống chỉ còn 22 con vào năm 1982. Đến năm 2019, những nỗ lực nuôi nhốt và thả giống đã từ từ xây dựng tổng đàn lên hơn 500 con. Làm được điều đó đòi hỏi phải quản lý cẩn thận các loài chim bị nuôi nhốt, đặc biệt là chọn những con đực và con cái có thể sinh sản để sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Đó là lý do, khi các nhà khoa học xem xét kỹ hơn dữ liệu di truyền, họ phát hiện ra rằng hai con chim đực mang ký hiệu SB260 và SB517 không có đóng góp di truyền nào cho những con chim con mà lẽ ra là cha của chúng.

Nói cách khác, các loài chim đã đến với thế giới bằng cách trinh sản - theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Di truyền (Journal Heredity) hôm 28.10.

Thần ưng California cái không cần con đực để sinh sản. Ảnh: San Diego Zoo Wildlife Alliance

Trinh sản là một hiện tượng thú vị ở sinh vật, tuy nhiên, cơ chế của nó có nhiều điều bí ẩn cần quan tâm, chẳng hạn như sự tạo ra các trứng lưỡng bội; sự xuất hiện con đực từ trứng trinh sản; lý do các trứng thụ tinh luôn cho ra con cái...

Mặc dù hiếm gặp ở động vật có xương sống, quá trình trinh sản diễn ra ở cá mập, cá đuối và thằn lằn. Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận hiện tượng tự thụ tinh ở một số loài gia cầm nuôi nhốt, chẳng hạn như gà tây, gà và chim cút sơn Trung Quốc, thường chỉ xảy ra khi con cái được ở trong nhà mà không được tiếp cận với con đực. Nhưng đây là lần đầu tiên cơ chế sinh sản được ghi nhận ở loài thần ưng California.

Điều đặc biệt kỳ lạ là SB260 và SB517 có các bà mẹ khác nhau, mỗi con được nuôi chung với các con đực. Hơn nữa, cả hai bà mẹ đều đã sinh sản thành công với những con đực đó trước và sau đó.

Chỉ có khoảng 300 cá thể trong số các loài cực kỳ nguy cấp này ở California, Arizona và Utah. Reshma Ramachandran - nhà sinh lý học sinh sản và vi sinh vật học tại Đại học bang Mississippi, người không tham gia nghiên cứu - cho biết với dân số thấp như vậy, có khả năng các loài sinh vật này đang sử dụng quá trình trinh sản như một công cụ sinh tồn.

Jacqueline Robinson - nhà di truyền học tiến hóa tại Đại học California, San Francisco - cho biết thêm, mặc dù là một ý tưởng thú vị, nhưng “còn quá sớm để thực sự nói rằng sinh sản đồng trinh có ý nghĩa thế nào đối với sự tiến hóa của loài hoặc sự bảo tồn của chúng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn