MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Titanosaur là loài khủng long ăn thực vật khổng lồ nhất trái đất. Ảnh: AFP

Thế giới động vật: Phát hiện hoá thạch khủng long 140 triệu năm tuổi

Khánh Minh LDO | 02/03/2021 11:45

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long titanosaur cổ nhất thế giới có niên đại 140 triệu năm.

AFP hôm 1.3 dẫn thông tin từ cơ quan phổ biến khoa học thuộc Đại học Matansa CTyS-UNLaM cho hay, loài khủng long ăn cỏ titanosaur được tìm thấy ở tỉnh Neuquen, phía đông nam Argentina.

Năm 2014, kỹ thuật viên Jonathan Aroca phát hiện ra xương bả vai, và cuộc khai quật bắt đầu sau đó.

Khủng long titanosaur được phát hiện có chiều dài 20 mét, xương có niên đại 140 triệu năm, chứng tỏ khủng long có nguồn gốc từ đầu kỷ Phấn trắng. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết nhiều đến loài động vật khổng lồ này.

“Tầm quan trọng của hóa thạch này, ngoài việc là một loài khủng long mới, thì còn là loài khủng long cổ nhất được ghi nhận trên toàn thế giới” - nhà nghiên cứu Pablo Gallina thuộc hội đồng khoa học Conicet cho biết.

Titanosaur là một nhánh khủng long Sauropoda đa dạng bao gồm Saltasaurus và Isisaurus của Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Loài titanosaur là nhóm khủng long cổ dài cuối cùng còn sót lại vào thời điểm xảy ra sự kiện tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng.

Đây là nhóm khủng long sống trên cạn lớn nhất từng tồn tại, ước tính dài 37 mét với trọng lượng có thể lên tới 69-76 tấn.

Tên của nhóm khủng long này ám chỉ đến những người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp cổ đại.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Ameghiniana củng cố ý tưởng cho rằng, khủng long có nguồn gốc từ siêu lục địa cổ đại Gondwana.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn