MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nghiên cứu mới ở Áo phát hiện ra khả năng đáng kinh ngạc của rắn đuôi chuông. Ảnh: Đại học Graz Karl-Franzens

Thế giới động vật: Phát hiện rắn đuôi chuông có thể đánh lừa bộ não người

Phương Linh LDO | 20/08/2021 11:13
Rắn đuôi chuông có khả năng tạo ra ảo ảnh thính giác đánh lừa bộ não con người, theo nghiên cứu gần đây.

Nghiên cứu mới đây do giáo sư sinh học thần kinh Boris Chagnaud của Đại học Graz Karl-Franzens ở Áo thực hiện, đã phát hiện ra rằng tiếng lục cục đầy đe dọa ở phần đuôi của loài rắn đuôi chuông phức tạp hơn so với hiểu biết trước đây vì nó tạo ra ảo giác thính giác có thể đánh lừa bộ não con người.

Đây là một minh chứng đáng kinh ngạc về sự tiến hóa của loài rắn đẻ con.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, mỗi khi gặp nguy hiểm, rắn đuôi chuông sẽ rung mạnh cấu trúc sừng trên đuôi của nó để cảnh báo kẻ thù, tăng dần tần suất khi kẻ tấn công đến gần hơn.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rắn đuôi chuông còn có một ''bí kíp'' tự vệ khác, đó là nó sẽ thay đổi đột ngột tần số âm thanh mà chiếc đuôi tạo ra để đánh lừa người nghe.

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng, âm thanh của rắn đuôi chuông, trong nhiều thập kỷ được hiểu như một tín hiệu cảnh báo âm thanh đơn giản về sự hiện diện của loài rắn, trên thực tế là một tín hiệu giao tiếp phức tạp hơn nhiều" - giáo sư Boris Chagnaud cho hay.

Bằng cách ghi lại tần số những âm thanh do đuôi rắn đuôi chuông tạo ra khi bị các vật thể tiến gần, giáo sư và nhóm nghiên cứu thấy rằng, những âm thanh rung lắc của đuôi rắn đang ổn định ở tần số 40 Hz sẽ lập tức tăng lên 60 Hz đến 100 Hz. Tốc độ rung lắc sẽ càng nhanh hơn khi đối tượng tiếp cận càng gần.

Giáo sư Chagnaud cho hay rắn đuôi chuông gây ra những ảo ảnh thính giác kỳ lạ để tạo ra "khoảng cách an toàn" giữa chúng và kẻ có nguy cơ tấn công. Ông đưa ra giả thuyết rằng, thính giác của con người, cũng như các hệ thống thính giác khác của động vật có vú khác có liên quan chặt chẽ với điều này, bắt được tần số của tiếng lục cục và quy luật về cách nó tăng theo khoảng cách, chỉ bị đánh lừa khi con rắn thay đổi quy luật một cách bất ngờ và đột ngột.

"Hãy tưởng tượng bạn đi về phía con rắn, nó bắt đầu phát ra tiếng lục cục từ từ, rồi tăng dần lên. Nếu bạn đang ở khoảng cách 2m so với con rắn, nó sẽ đột ngột thay đổi quy tắc này và thay vì phát ra âm thanh 2m, nó tạo ra âm thanh như thể nó chỉ ở khoảng cách 1m để đánh lừa bạn" - giáo sư Chagnaud nói.

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ vào ngày 19.8 trên tạp chí Current Biology .

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn