MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh vệ tinh ghi lại khoảnh khắc thiên thạch di chuyển trên biển Bering. Ảnh: NASA.

Thiên thạch nổ mạnh gấp 10 lần bom Hiroshima "âm thầm qua mặt" NASA

Thanh Hà LDO | 23/03/2019 09:58
NASA đã công bố những bức ảnh vệ tinh về một thiên thạch cực mạnh xuất hiện ngay trên Biển Bering vào ngày 18.12, nhưng không được chú ý cho đến nhiều tháng sau đó.

Theo AFP, vụ nổ giải phóng khoảng 173 kiloton năng lượng, gấp hơn 10 lần so với vụ nổ bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Những bức ảnh công bố ngày 22.3 được hai thiết bị của NASA trên vệ tinh Terra ghi lại.

Một hình ảnh tĩnh được chụp vào lúc 23h50. Ngoài ra 5 trong số 10 camera trên thiết bị phổ kế chụp ảnh đa góc (MISR) chụp lại một loạt ảnh khác lúc 23h55. NASA đã ghép loạt ảnh này vào một ảnh GIF để cho thấy rõ tiến trình.

NASA ước tính, thiên thạch xuất hiện vào lúc 23h48.

Thiên thạch là những tảng đá từ ngoài vũ trụ trở nên nóng sáng khi đi vào bầu khí quyển trái đất do ma sát. Thiên thạch còn được gọi là sao băng. Những mảnh vỡ còn sót lại và rơi xuống trái đất được gọi là viễn thạch.

Theo AFP, đây là vụ nổ mạnh nhất trong bầu khí quyển kể từ khi một thiên thạch phát nổ trên bầu trời thị trấn Chelyabinsk của Nga năm 2013.

Vụ nổ khi đó có sức công phá là 440 kiloton và khiến 1.500 người bị thương, chủ yếu là do kính bay ra từ những cửa sổ bị vỡ.

Lần này vụ nổ xảy ra trên vùng biển, cách bờ biển Nga hàng trăm km.

Bức ảnh đầu tiên của vụ nổ lần này được một vệ tinh thời tiết Nhật Bản chụp được và chỉ được công bố trong tuần này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn