MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được một quả bóng từ Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo sau cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Helsinki (Phần Lan) vào ngày 16/7/2018 - Ảnh: Reuters

Thượng đỉnh Donald Trump - Vladimir Putin: Tổng thống Mỹ mất nhiều hơn được

Phong Lâm LDO | 24/07/2018 08:50
Ngày 16.7.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin tại thủ đô Helsinki (Phần Lan). Đây là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo và là cơ hội để hai bên giảm bớt căng thẳng, góp phần cải thiện quan hệ song phương.

Tín hiệu tích cực nhưng khó tạo được sự đột phá

Tại cuộc gặp, Tổng thống hai nước đã đề cập hàng loạt các vấn đề quan trọng như về chống khủng bố, vấn đề Syria, hợp tác kinh tế, vụ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016..., đưa ra những tín hiệu tích cực đầu tiên về hy vọng cải thiện quan hệ song phương. Song, kết quả cuộc gặp vẫn mang tính biểu tượng, mới chỉ có những cam kết chung chung và không tạo được sự đột phá vì những mâu thuẫn khó giải quyết giữa Nga và Mỹ.

Gây chia rẽ nội bộ Mỹ và tăng rạn nứt với các đồng minh ở Châu Âu 

Cuộc gặp lần này có thể làm tăng nguy cơ khủng hoảng chính trị nội bộ Mỹ. Sau khi thượng đỉnh kết thúc, hàng loạt nghị sỹ Mỹ cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa và nhiều chính trị gia đã tổ chức họp báo, lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống D. Trump; phê phán ông đã yếu mềm và hèn nhát.

Cộng đồng tình báo Mỹ tỏ ra bất bình khi ông D. Trump lên tiếng bênh vực Nga trước những cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và ra thông báo đáp trả tuyên bố của D. Trump cũng như các nỗ lực phá hoại nền dân chủ nước này.

Trước khi cuộc gặp Nga - Mỹ diễn ra, các nước thành viên NATO tỏ ra nghi ngờ về sự không chắc chắn trong thái độ và sự gắn bó của Tổng thống Mỹ D. Trump với châu Âu, lo ngại Mỹ sẽ có xu hướng nghiêng về quan hệ với Nga bởi quan hệ Mỹ với các đồng minh đang xuất hiện những rạn nứt và bất đồng trong một số khía cạnh sau.

Về quan điểm, Tổng thống Mỹ Trump chỉ coi NATO là một lực lượng cần thiết khi nó có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Âu đang nghi ngờ Trump quay lưng với các giá trị cốt lõi của EU.

Về kinh tế, trong những tháng qua, ông Trump liên tục chỉ trích EU về vấn đề thương mại, cho rằng, chính sách của EU đã gây khó khăn cho nhà sản xuất Mỹ; gộp chung EU với Trung Quốc và Nga là những đối thủ kinh tế của Mỹ.

Về vấn đề đảm bảo an ninh Châu Âu, Tổng thống  Trump giảm dần chi tiêu ngân sách cho các nước đồng minh (hiện Mỹ đang phải gánh đến 70% chi tiêu quân sự tại NATO, tức khoảng 706 tỷ USD), đồng thời yêu cầu các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng ở mức 2% khiến các nước Châu Âu lo ngại.

Trước đó, ngay tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO từ ngày 11-12.7 ở Brussels (Bỉ), Tổng thống Mỹ đã không ngừng gia tăng sức ép lên các quốc gia Châu Âu khác cần phải tăng chi tiêu cho quốc phòng. Thậm chí ông còn nhằm thẳng vào Đức - một đồng minh gần gũi của Mỹ, cho rằng Đức đang là “tù nhân” của nước Nga.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn