MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bia Mexico Corona Extra. Ảnh: Getty.

Tìm kiếm cụm từ "virus bia Corona" tăng vọt trên Google

Thanh Hà LDO | 30/01/2020 13:07

Lượt tìm kiếm trên Google cụm từ "virus bia Corona" tăng vọt khi người dùng nhầm lẫn hãng bia ở Mexico với dịch bệnh chết người cướp đi sinh mạng của 170 người ở Trung Quốc

Nhiều người Mỹ tìm kiếm trên Google về dịch virus Corona đang hoành hành ở Trung Quốc tuy nhiên có nhiều người nhầm lẫn với bia Mexico Corona Extra. 

Theo dữ liệu từ Google Trends, lượt tìm kiếm cả hai cụm từ "bia Corona" và "virus bia Corona" đã tăng vọt kể từ khi ca nhiễm virus Corona đầu tiên được xác nhận ở Mỹ hồi tuần trước. Trong một tuần, lượt tìm kiếm cho cả 2 cụm từ này tăng hơn 1.100%. 

Tuy nhiên, theo Daily Mail, dường như khi càng có nhiều người dùng gõ từ "Corona", Google càng tự động hoàn thiện việc tìm kiếm với từ "bia" hoặc "virus bia". 

Bởi bối rối, nhiều người dùng đã đặt những câu hỏi cho Google kiểu như: Không, virus chết người không liên quan gì đến một loại bia lạnh.

Có 5 tìm kiếm cho thuật ngữ "virus bia Corona" vào ngày 22.1 và cụm từ này tăng lên ít nhất 100 tìm kiếm ngày 29.1. 

Cụm từ này được tìm kiếm nhiều nhất ở Hawaii, California và Washington trong 7 ngày qua. Trong khi đó, cư dân New Mexico, Nebraska và Kansas nhiều khả năng tìm kiếm cụm từ "virus bia" nhất. 

Tuy nhiên, không chỉ có người Mỹ nhầm lẫn, dữ liệu của Google Trends cũng cho thấy, trong tuần qua, Singapore, Campuchia, Sri Lanka, Australia và New Zealand là những quốc gia thường xuyên tìm kiếm cụm từ "virus bia Corona". Tất cả các quốc gia này, ngoại trừ New Zealand, đều đã xác nhận các trường hợp nhiễm virus Corona

Tên của virus xuất phát từ từ Latin Corona - từ có nghĩa là vương miện hoặc vòng hoa. Khi quan sát virus dưới kính hiển vi, có thể nhìn thấy một cấu trúc bên ngoài với những chiếc gai nhỏ giống như vương miện.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự nhầm lẫn tên của bệnh và thực phẩm/đồ uống. Cuộc khủng hoảng AIDS vào giữa những năm 1980 đã dẫn đến sự nhầm lẫn căn bệnh này với Ayds, một loại kẹo chống thèm ăn, do sự giống nhau về phát âm tên gọi.

Theo AP, doanh số của Ayds đã giảm 50% vào năm 1988. Dù có một sự thay đổi trong tên thành Diet Ayds, doanh số cũng không thể tăng trở lại và kẹo cuối cùng đã ngừng sản xuất. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn