MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tội phạm chiến tranh vừa uống thuốc độc tự tử tại phòng xét xử Slobodan Praljak. Ảnh: Sky

Tội phạm Slobodan Praljak mang chất độc vào phòng xử bằng cách nào?

H.L LDO | 30/11/2017 12:17
Sau vụ uống thuốc độc tự tử ngay tại tòa gây chấn động của tội phạm chiến tranh Slobodan Praljak, nhiều câu hỏi đã đặt ra.

Sau động thái gây chấn động của bị cáo Slobodan Praljak, cảnh sát Hà Lan ngay lập tức kêu gọi bắt đầu một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.

Các câu hỏi đặt ra gồm: Chất lỏng mà bị cáo Praljak đã uống là gì? Làm thế nào ông ta có thể mang thuốc độc vào trong phòng xử án vốn được bảo vệ chặt chẽ. Theo CNN, đến nay, chưa xác nhận được chất độc mà Slobodan Praljak đã uống là gì. 

Phòng xử án nơi bị cáo Slobodan Praljak uống thuốc độc tự tử đã được niêm phong. Thẩm phán ngồi ghế chủ tọa Carmel Agius cho biết, hiện phòng xét xử được xem là một "hiện trường phạm tội".

Một luật sư người Serbia, quen với các phiên xét xử tại tòa án của Liên Hợp Quốc ở Hà Lan, chia sẻ với hãng thông tấn AP rằng, rất dễ lén mang chất độc vào tòa án. Luật sư Toma Fila cho biết, công tác an ninh cho luật sư và các nhân viên khác trong tòa án giống như ở sân bay. Nhân viên an ninh kiểm tra các đồ vật kim loại và tịch thu điện thoại di động, nhưng "thuốc và chất lỏng có khối lượng nhỏ" không bị kiểm tra.

Nick Kaufman, một luật sư Israel đã từng làm việc với tư cách công tố viên tại tòa cũng cho biết, bị can có thể tìm được cách để mang theo một chất bị cấm.

Đây không phải lần đầu tiên các bị cáo tội phạm chiến tranh tự tử trong quá trình chờ xét xử của Tòa án hình sự quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh Nam Tư cũ (ICTY) của Liên Hợp Quốc

Tháng 7.1998, Slavko Dokmanovic - một thủ lĩnh người Serbia ở Croatia bị buộc tội gây ra cái chết của hơn 200 tù nhân Croatia, đã được tìm thấy đã chết trong nhà tù ở The Hague. Milan Babic - một nhà lãnh đạo người Serbia thời chiến đã tự tử vào tháng 8.2006.

ICTY, được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập năm 1993. ICTY đã truy tố 161 tội phạm chiến tranh từ Bosnia, Croatia, Serbia, Montenegro và Kosovo. Trong số 83 người đã bị kết án, hơn 60 người là người Serbia.

Tuần trước, tòa đã kết án tướng người Serbia Ratko Mladić tù chung thân vì đã gây ra hàng loạt các tội ác chiến tranh, trong đó có tội diệt chủng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn