MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mặt trời tiệm cận gần nhất trái đất hôm 5.1. Ảnh: Buzzon.live

Trái đất và mặt trời vừa trải qua một ngày đặc biệt

Khánh Minh LDO | 06/01/2020 07:13
Mặt trời tiếp cận gần nhất với trái đất ngày 5.1 và hiện tượng xảy ra hàng năm này gây tác động như thế nào?

Ông Vladimir Surdin, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Thiên văn học quốc gia Nga mang tên P.K.Sternberg cho biết, khả năng xích gần tối đa của trái đất với mặt trời có thể gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Theo quan điểm của nhà khoa học, khoảng cách giữa trái đất và mặt trời có dao động thay đổi, lúc thì ở gần hơn hoặc có khi lại xa hơn.

Vào tháng 1, như ông lưu ý, trái đất ở gần mặt trời hơn, do đó hành tinh nhận được nhiệt lượng cao hơn 1-1,5%. Đến giữa mùa hè, như chuyên gia Surdin giải thích, bán cầu bắc của trái đất di chuyển ra xa mặt trời và nhiệt lượng giảm xuống.

Ông nhấn mạnh, sự chênh lệch nhiệt độ ở mức này chỉ nhận thấy đối với cư dân ở Bắc bán cầu, khi sương giá mỏng hơn.

Ông Dmitry Vibe, Chủ nhiệm Ban Vật lý và sự tiến hoá của các ngôi sao trong Viện Thiên văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, hiện tượng tương tự diễn ra mỗi năm một lần.

Khoảng cách tối đa từ trái đất đến mặt trời, như nhà khoa học lưu ý, là vào tháng 7, còn lúc tiếp cận gần nhất là vào tháng 1.

Trước đó, theo Sputnik, trên trang web của Đài Thiên văn Mátxcơva xuất hiện thông báo rằng vào ngày 5.1, mặt trời ở vị trí gần trái đất nhất. Theo nhà thiên văn học Alexandr Yakushechkin, hành tinh này đã đi qua điểm tiệm cận trái đất lúc 10h48 theo giờ Mátxcơva (14h48 giờ Hà Nội).

Điểm tiệm cận là mốc khi quỹ đạo của hành tinh hoặc thiên thể khác của thái dương hệ ở gần mặt trời nhất. Trái đất vượt qua điểm tiệm cận vào ngày 2.1, trung bình là 13 ngày sau tiết đông chí.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn