MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Trung Quốc công bố "Oscar" top 10 phát hiện khảo cổ năm 2020

Khánh Minh LDO | 14/04/2021 16:34
"Giải Oscar của ngành khảo cổ Trung Quốc" năm 2020 vừa được công bố với 10 phát hiện khảo cổ hàng đầu.

10 phát hiện khảo cổ hàng đầu của Trung Quốc năm 2020 đã được Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia công bố hôm 13.4.

Được mệnh danh là "Giải Oscar của ngành khảo cổ học Trung Quốc", giải thưởng hàng năm đã được trao từ năm 1990, và là một trong những sự kiện được mong đợi nhất để quảng bá những phát hiện khảo cổ học mới trong công chúng.

Theo tờ China Daily, hội đồng giám khảo 21 người gồm các học giả khảo cổ học hàng đầu của Trung Quốc, đã bình chọn 10 khám phá khảo cổ hàng đầu năm 2020.

1. Di chỉ hang động Zhaoguo

Hang động Zhaoguo ở Khu mới Quý An, tỉnh Quý Châu, kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến thời kỳ đồ đá mới, có niên đại từ 45.000 đến 12.000 năm.

Di chỉ hang động Zhaoguo. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Phát hiện này cung cấp manh mối chính để nghiên cứu điều kiện sống của những người săn bắn hái lượm ở Tây Nam Trung Quốc trong kỷ Pleistocene, và là một trong những khám phá phong phú nhất ở Trung Quốc cho thấy việc sử dụng lửa trong giai đoạn đầu.

2. Di chỉ gò Jingtoushan, Yuyao, tỉnh Chiết Giang

Cổ vật ở gò Jingtoushan. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Đây là một trong những gò đất lớn nhất và lâu đời nhất ở Trung Quốc từng được khai quật, có niên đại 8.000 năm, cung cấp những manh mối quan trọng để nghiên cứu sự thay đổi môi trường ở các khu vực ven biển.

3. Di chỉ Shuanghuaishu, Gongyi, tỉnh Hà Nam

Tượng tằm bằng ngọc bích. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Di chỉ có niên đại 5.300 năm này là khu dân cư phức hợp cấp cao nhất vào thời đó được tìm thấy dọc theo trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, là phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc. Điểm nổi bật trong số các hiện vật được khai quật là bức tượng con tằm bằng ngọc bích.

4. Di chỉ Thạch Trang, Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam

Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Di chỉ có niên đại 2000 đến 1700 trước Công nguyên là bằng chứng sớm nhất được biết đến về một thành phố chuồng trại kiên cố ở Trung Quốc, là tài liệu tham khảo đặc biệt để nghiên cứu các hệ thống quản lý giai đoạn đầu đối với việc cung cấp thực phẩm ở Trung Quốc cổ đại.

5. Nghĩa địa Xuyang

Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Nằm ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, nghĩa trang Xuyang là một cụm lăng mộ của những người di cư cổ đại. Nghĩa địa thể hiện sự pha trộn giữa các nghi lễ của Trung Quốc và các dân tộc khác ở phía Tây Trung Quốc ngày nay. Công việc khai quật tại nghĩa địa này bắt đầu từ năm 2013, đến nay đã khai quật được 150 ngôi mộ, trong đó có 12 ngôi mộ lớn và vừa.

6. Khu nghĩa địa Sangsdar Lungmgo

Một di vật khai quật ở nghĩa địa Sangsdar Lungmgo. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Khu nghĩa địa cổ Sangsdar Lungmgo được khai quật vào năm 2017 ở tỉnh Ngari, khu tự trị Tây Tạng, tây nam Trung Quốc, có chiều dài hơn 2.000 m và rộng 500 m.

Tại đây, một ngôi mộ đá và 52 ngôi mộ trong hang động được phát hiện cùng với một số lượng lớn đồ tạo tác Tây Tạng, cung cấp một số phát hiện chính về lịch sử giai đoạn đầu của Tây Tạng, và cho thấy sự liên lạc thường xuyên giữa khu vực này với khu vực phía nam của dãy Himalaya cũng như Tân Cương và những nơi khác.

7. Hố số 2 của lăng mộ Tushan

Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Lăng mộ Tushan, nằm ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, là nơi có ba ngôi mộ khổng lồ, trong đó có một ngôi mộ được khai quật từ hố số 2 có cấu trúc lớn và phức tạp.

Có niên đại từ thời Đông Hán (năm 25 đến 220), lăng mộ được hơn 180 công nhân xây dựng, sử dụng gần 1.000 mét khối đá. Nó được cho là lăng mộ của Liu Ying, vị vua thế hệ thứ hai của Chu quốc.

8. Khu lăng mộ Shaolingyuan

Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Khu lăng mộ Shaolingyuan ở Tây An, phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là một cụm lăng mộ của các quan thời kỳ thập lục quốc (năm 304-409).

Tổng cộng 278 cổ vật, chẳng hạn như các bức tượng nhỏ bằng gốm, cũng như các tòa nhà cát và tranh tường đã được tìm thấy tại khu vực này, có giá trị lớn đối với việc nghiên cứu cấu trúc và hệ thống các lăng mộ cấp cao quy mô lớn ở Trung Quốc cổ đại.

9. Khu nghĩa địa Reshui

Cổ vật bằng ngọc bích. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Khu nghĩa địa Reshui, có từ thời nhà Đường (618-907), là một địa điểm khảo cổ với khoảng 300 ngôi mộ ở quận Dulan, tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc. Xuewei No.1, ngôi mộ lớn được tìm thấy tại địa điểm này, là ngôi mộ cổ hoàn chỉnh nhất từng được khai quật trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.

Với một số lượng lớn các di tích văn hóa như đồ bằng ngọc bích và các địa điểm hiến tế tôn giáo được khai quật, địa điểm này cho thấy sự giao lưu văn hóa giữa nhà Đường và các khu vực khác có các nhóm dân tộc không phải người Hán sinh sống và hỗ trợ các nghiên cứu liên quan đến Con đường tơ lụa.

10. Tàn tích thành phố Mopancun

Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc

Có từ đầu thế kỷ 13, thành phố Mopancun ở Tumen, phía đông bắc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc, tồn tại từ triều đại nhà Kim (1115-1234) đến nhà Nguyên (1271-1368). Hơn 5.000 di tích và hiện vật văn hóa đã được khai quật ở đó với bảy cổng thành được tìm thấy.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn