MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bản đồ toàn cầu của Sao Hỏa trong phép chiếu Mercator và phép chiếu phương vị. Ảnh: CNSA

Trung Quốc đạt thành tựu về sao Hỏa chưa nước nào có

Khánh Minh LDO | 25/04/2023 07:30

Trung Quốc phát hành bản đồ sao Hỏa toàn cầu được mã hóa màu đầu tiên.

Theo CGTN, bản đồ có độ phân giải không gian 76 mét, chất lượng tốt, phục vụ tốt hơn các dự án khám phá sao Hỏa và nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Các hình ảnh bản đồ màu được Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng công bố vào ngày 24.4, trùng với Ngày Vũ trụ Trung Quốc 2023, tại một buổi lễ được tổ chức ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc.

Bản đồ toàn cầu của sao Hỏa trong phép chiếu Robinson. Ảnh: CNSA

Theo CNSA, các hình ảnh màu, cùng với dữ liệu khoa học thu được từ sứ mệnh sao Hỏa Thiên Vấn 1, sẽ giúp hiểu sâu hơn về hành tinh đỏ.

Camera có độ phân giải trung bình của sứ mệnh Thiên Vấn 1 đã thực hiện 284 nhiệm vụ chụp ảnh viễn thám quỹ đạo từ tháng 11.2021 đến tháng 7.2022, trong phạm vi bao phủ toàn bộ bề mặt sao Hỏa. 

Hệ thống ứng dụng mặt đất đã xử lý 14.757 hình ảnh để thu được hình ảnh bản đồ màu của hành tinh đỏ.

This browser does not support the video element.

Thành tựu của sứ mệnh Thiên Vấn 1. Video: CGTN/CNSA

"Quá trình này đặt ra yêu cầu cao đối với việc kiểm soát quỹ đạo" - Zhang Rongqiao, nhà thiết kế chính cho Chương trình Thám hiểm Sao Hỏa của Trung Quốc, nói với CGTN. Ông tự tin rằng màu sắc thể hiện trên bản đồ là chính xác và đúng với hành tinh đỏ.

Zhang cho biết: “Hình ảnh đầy màu sắc về sao Hỏa này không chỉ cung cấp bản đồ cơ sở chất lượng tốt hơn cho các dự án nghiên cứu khoa học và khám phá sao Hỏa tiếp theo của đất nước chúng tôi mà còn cho các dự án khám phá sao Hỏa và nghiên cứu khoa học của các đồng nghiệp quốc tế của chúng tôi”.

"Tôi tin rằng đây là một đóng góp quan trọng mà Thiên Vấn 1 đã thực hiện cho hoạt động khám phá không gian sâu, cho toàn nhân loại" - ông nói thêm.

Thông qua những hình ảnh có độ phân giải cao về sao Hỏa, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số lượng lớn các thực thể địa lý, 22 trong số đó được Liên minh Thiên văn Quốc tế đặt tên theo các làng, thị trấn lịch sử và văn hóa ở Trung Quốc với dân số dưới 100.000 người.

22 thực thể trên sao Hỏa được Liên minh Thiên văn Quốc tế đặt tên theo các làng, thị trấn lịch sử và văn hóa ở Trung Quốc. Ảnh: CNSA

Tàu thăm dò sao Hỏa của sứ mệnh Thiên Vấn 1 được phóng vào tháng 7.2020 và đi vào quỹ đạo sao Hỏa vào tháng 2.2021. Tàu tự hành hạ cánh và bắt đầu hoạt động vào tháng 5.2021.

Sau khi hoàn thành 90 ngày trên sao Hỏa với các nhiệm vụ khám phá khoa học được giao, tàu thăm dò tiếp tục khám phá hành tinh đỏ, đi được 1.921 mét trong 358 ngày trên sao Hỏa. Hiện tàu thăm dò đang ở chế độ ngủ.

Kể từ ngày 29.6.2022, Thiên Vấn 1 đã thực hiện việc thăm dò viễn thám toàn cầu. Nó đã hoạt động hơn 1.000 ngày trong tình trạng tốt và sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò khoa học cũng như tích lũy dữ liệu gốc trên quỹ đạo, theo CNSA.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn