MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công ty Baijingyu kinh doanh, xử lý chất thải may mặc. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc đối mặt với 26 triệu tấn chất thải may mặc

Bảo Trân (TH) LDO | 19/10/2020 21:00

Là nhà sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thời trang lớn nhất thế giới, Trung Quốc sắp hết chỗ chứa quần áo đã qua sử dụng - lượng chất thải may mặc khổng lồ.

Mỗi năm, các gia đình ở Trung Quốc vứt bỏ khoảng 26 triệu tấn quần áo và tổng lượng chất thải dệt may của cả nước lên đến 100 triệu tấn. Chưa đến 1% trong số này được tái sử dụng. Con số này không đủ để giải quyết lượng chất thải khổng lồ hiện có.

Zhao Xiao, 35 tuổi, người Bắc Kinh, cảm thấy lo lắng khi bỏ đi quần áo cũ: “Nếu những người nghèo ở Trung Quốc thực sự cần những bộ đồ này thì thật tuyệt vời. Điều đó sẽ khiến tôi cảm thấy bớt tội lỗi hơn là bỏ hẳn đi”.

Theo Bloomberg, điều Zhou lo lắng cũng chính là vấn đề của Trung Quốc bây giờ. Hàng triệu thùng thu gom quần áo rải rác khắp các thành phố lớn, nhưng không nhiều trong số đó được dùng cho mục đích từ thiện. Một số ít được bán cho các nước đang phát triển, số còn lại bị đốt hoặc chôn trong các bãi rác.

Nhiều công ty dệt may ở Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Vấn đề này, ít nhiều được giải quyết bằng cách tái chế quần áo đã vứt đi. Do đó, việc tăng tỷ lệ hàng dệt cũ được tái sử dụng, tái chế là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cả môi trường và nền kinh tế của Trung Quốc.

Chất thải may mặc ở Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình/Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Vấn đề xuất phát từ việc mất lòng tin

Theo Sixth Tone, người Trung Quốc đã quen với việc quyên góp quần áo cũ cho các tổ chức từ thiện hoặc các khu vực nghèo khó nhưng đến nay, các tổ chức đó đã không còn nhu cầu về sản phẩm may mặc nữa. Lý do đến từ chi phí thu thập, làm sạch và cất giữ lượng quần áo được quyên góp cao hơn cả mua quần áo mới. Vì vậy, việc giảm thiểu chất thải đòi hỏi sự can thiệp của các tập đoàn chuyên về sáng kiến môi trường và tái sử dụng dệt may.

Nguyên nhân sâu xa là từ những bê bối liên quan đến lợi nhuận phi pháp và vấn đề tham nhũng của các tổ chức từ thiện Trung Quốc. Hiện tượng này phản ánh một quan niệm sai lầm phổ biến xung quanh các tổ chức theo đuổi lợi ích công rằng họ phải hoàn toàn “phi lợi nhuận”. Nếu công chúng nhìn thấy được bất kỳ biểu hiện nào của việc kiếm tiền, họ sẽ mất lòng tin vào tổ chức.

Ma Boyang, tiến sĩ tại Đại học Duke, Bắc Carolina cho rằng: “Thay vì phản đối một cách mù quáng của các hoạt động vì lợi nhuận, chúng ta nên hướng vào việc tăng cường tính minh bạch và quy định của ngành phục hồi hàng dệt may”.

Hoạt động thương mại của các nhà máy tái chế dệt may Trung Quốc rất khó thành công. Các tổ chức từ thiện hay các tập đoàn vì lợi nhuận thực sự cống hiến vì lợi ích xã hội bị kìm hãm vì chi phí hậu cần và hoạt động chung quá lớn, dẫn đến tỷ lệ tái sử dụng dệt may ở Trung Quốc rất thấp.

Các tổ chức này nói rằng khi quyên góp, một số quần áo được thu hồi cho những khu vực có nhu cầu, phần còn lại phụ vụ mục đích thương mại. Việc các công ty này xuất khẩu quần áo sang châu Phi không vì lợi ích cá nhân mà đây là phương tiện để chi trả cho chi phí hoạt động.

Feimayi đã tái chế 100 tấn chất thải dệt mỗi năm mặc dù đây không phải là tổ chức từ thiện đúng nghĩa mà là những người đi đầu về giải pháp mà họ cung cấp để tái chế vải cũ ở Trung Quốc.

Các tổ chức từ thiện và các công ty công ích của Trung Quốc cần công khai các quá trình và chứng minh sự minh bạch để lấy lại lòng tin của dư luận. Người Trung Quốc nên chấp nhận ý kiến rằng các sáng kiến vì lợi nhuận là cần thiết cho những tổ chức này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn