MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các nhà khoa học Trung Quốc có nhiều sáng kiến cống hiến cho nền nông nghiệp thế giới. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc lai tạo cá không xương và đánh bại các loại nấm mốc

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) LDO | 20/02/2022 16:44
Các nhà khoa học Trung Quốc đã lai tạo được loài cá diếc thịt mềm không có xương dăm từng cản trở việc nấu nướng và thưởng thức và loại lúa mì có khả năng chống được nấm mốc, còn khoai tây có thể nhân giống bằng hạt.

Đây là những điều kỳ diệu mà các nhà di truyền học Trung Quốc đã cống hiến cho nền nông nghiệp thế giới.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hứa hẹn sẽ đánh bại nấm mốc

Các nhà sinh vật học Trung Quốc đã phát triển một giống lúa mì độc đáo, có tên gọi là Tamlo-R32, có khả năng chống lại hầu hết các loại bệnh thực vật. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới Nature.

Các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm đến việc đột biến gene nào khiến lúa mì có khả năng chống lại bệnh phấn trắng. Đây là một bệnh nấm rất phổ biến ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng, từ cây nho cho đến các loại dưa.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, khoảng 7 triệu ha lúa mì bị ảnh hưởng bởi nấm mốc mỗi năm ở nước này. Năng suất của những ruộng bị ảnh hưởng nặng có thể giảm tới hơn một phần ba.

Các vi khuẩn độc hại lây nhiễm sang cây trồng bằng cách khai thác lỗ hổng trong mã di truyền của chúng. Nếu những lỗ hổng này được khắc phục nhờ sự trợ giúp của các đột biến được nhắm tới mục tiêu, thì cây sẽ hầu như không bị tổn thương.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm gồm hai viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đó là Viện Di truyền và Sinh học Phát triển và Viện Vi sinh vật. Sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gene, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm cách "cải tiến" những giống lúa mì ưu tú.

Hơn nữa, chúng còn cho năng suất cao. Do đó, các nhà khoa học đã có thể sửa chữa sai lầm của chính họ vào năm 2014. Khi đó, họ đã cố gắng phát triển nhiều loại lúa mì có khả năng chống lại bệnh phấn trắng. Nhưng điều này đã dẫn đến mất mùa, lúa chín sớm và hạt nhỏ.

So với các phương pháp nhân giống truyền thống, chỉnh sửa lại bộ gene có thể tăng tốc đáng kể sự phát triển của các giống mới.

Thử thách của các nhà di truyền học

Lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao, có khả năng kháng bệnh tốt là nhiệm vụ của quốc gia mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt ra cho các nhà khoa học. Chỉ bằng cách này, Trung Quốc mới có thể thoát khỏi con đường nhập khẩu.

Trung Quốc nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới. Ảnh: Xinhua

Ngày nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu nành và ngô lớn nhất thế giới. Riêng năm ngoái, 100 triệu tấn đậu tương và 27 triệu tấn ngô đã được nhập khẩu vào nước này, chủ yếu để làm thức ăn cho lợn, gia cầm và cá.

Các nhà chức trách đã đưa ra kết luận rằng tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang tăng quá nhanh, kéo theo đó là việc tăng tiêu thụ sản phẩm, và không thể đáp ứng nhu cầu này bằng các giống cây và con "truyền thống" nên cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhà di truyền học.

Từ những năm 1980, Trung Quốc đã trồng loại cây thuốc lá biến đổi gene. Hiện các nhà khoa học Trung Quốc đang đề xuất trồng các loại cây khác: giấy chứng nhận an toàn đã được cấp cho 4 giống ngô biến đổi gene và 3 giống đậu nành.

Trong khi trồng thử nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng các giống này có khả năng kháng sâu bọ và thuốc diệt cỏ rất tốt, cũng như có tiềm năng năng suất cao hơn. Đồng thời, chúng tuyệt đối an toàn với con người. Điều này cũng giống với tất cả các loại cây biến đổi gene khác.

Người nông dân sẽ giảm được chi phí trồng trọt, vì họ sẽ không cần tốn tiền mua thuốc diệt cỏ. Đồng thời, năng suất của các giống mới có thể tăng khoảng 7-11%.

Việc tung ra thị trường thế giới một lượng lớn đậu nành và ngô mà trước đây đã được Trung Quốc thu mua sẽ giúp ổn định giá nguyên liệu nông nghiệp toàn cầu.

Nó cũng sẽ có tác dụng có lợi đối với môi trường. Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu sau đó chảy từ đồng ruộng vào các con sông, rồi từ đó ra đại dương. Nếu các giống biến đổi gene kháng sâu bệnh được trồng trên đồng ruộng thì sẽ không cần dùng thuốc trừ sâu nữa.

Khoai tây gieo trồng bằng hạt và cá diếc không xương

Các nhà lai tạo và nhà di truyền học Trung Quốc đã sẵn sàng giới thiệu hàng chục loại cây trồng khác như: lúa, hạt cải dầu, bông, củ cải đường, cà chua, ớt chuông, cũng như đu đủ, dạ yến thảo và thậm chí cả cây dương.

Năm ngoái, lần đầu tiên khoai tây Upotato được trồng ở tỉnh Vân Nam. Sự khác biệt của nó so với khoai tây thông thường ở chỗ giống mới được nhân giống hoàn toàn nhờ sự trợ giúp của vật liệu hạt giống. Tất nhiên, đối với người nông dân thì việc này sẽ dễ dàng và rẻ hơn. Mặt khác, năng suất của khoai tây lai đạt gần 45 tấn mỗi ha - đây là mức của những giống khoai tây tốt nhất thế giới.

Để gieo một ha, chỉ cần 2 gram hạt giống khoai tây Upotato là đủ. Còn trước đây, phải cần đến 200 kg khoai giống.

Các nhà khoa học Trung Quốc còn chưa dừng lại ở đó. Sắp tới là sự xuất hiện của các giống động vật mới. Một nhóm các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Thủy sản thuộc Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc mới đây đã trình bày về một phát triển mới của họ là loại cá không xương.

Cá diếc. Ảnh minh hoạ

Đây là giống cá diếc mới không có xương dăm. Xương dăm là loại xương nhỏ, khó tách khỏi thớ thịt, dễ bị hóc khi ăn cá và khó chế biến công nghiệp.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉnh sửa sự giám sát này của mẹ thiên nhiên. Họ đã nuôi loại cá diếc mới dành cho các cửa hàng thực phẩm và nhà hàng. Bởi vì, thịt cá diếc được coi là một món ngon ở Trung Quốc: loài cá này nổi tiếng với hương vị tinh tế.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn