MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trung Quốc tăng nhập dầu từ Nga tới 22% trong 9 tháng đầu năm 2022. Ảnh chụp màn hình

Trung Quốc mạnh tay nhập dầu từ Nga

Thanh Hà LDO | 25/10/2022 11:32

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga tăng 22% trong 9 tháng đầu năm 2022 so với một năm trước đó, nhưng kém nhà cung cấp hàng đầu Saudi Arabia.

Nguồn cung dầu từ Nga, bao gồm dầu bơm qua đường ống Đông Siberia Thái Bình Dương và các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển từ các cảng Châu Âu và Viễn Đông của Nga, đạt tổng cộng 7,46 triệu tấn - theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 24.10. 

Lượng dầu này - tương đương 1,82 triệu thùng/ngày - đã giảm từ mức 1,96 triệu thùng/ngày trong tháng 8 và mức cao kỷ lục gần 2 triệu thùng/ngày trong tháng 5.

Ở Trung Quốc, nhập khẩu dầu từ nhà cung cấp hàng đầu là Saudi Arabia đạt 7,53 triệu tấn, tương đương 1,83 triệu thùng/ngày, so với 1,99 triệu thùng/ngày của tháng 8 và thấp hơn 5,4% so với một năm trước đó.

Trong 9 tháng đầu năm, Saudi Arabia giữ vị trí đầu bảng với khối lượng 65,84 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng của Nga tăng gần 9% lên 64,26 triệu tấn, gần thứ hai.

Cảng bốc dỡ dầu Kozmino ở vịnh Kozmino, cách thành phố Vladivostok của Nga khoảng 100 km về phía đông. Ảnh: Yuri Maltsev

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cũng cho thấy nhập khẩu dầu từ Malaysia, đã tăng hơn gấp đôi lên mức cao nhất là 4,05 triệu tấn. Trong 2 năm qua, Malaysia vốn thường là điểm trung chuyển với dầu có nguồn gốc từ Iran, Venezuela và gần đây là Nga, theo Reuters. Số dầu Trung Quốc nhập từ Malaysia theo dữ liệu vừa công bố đã vượt qua kỷ lục 3,37 triệu tấn được thiết lập trước đó vào tháng 8.

Trung Quốc cũng nhận được khoảng 795.000 tấn dầu thô của Mỹ trong tháng 9, sau khi nhập khẩu bằng không trong tháng 8. Không có lượng dầu nhập khẩu nào được ghi nhận từ Venezuela hoặc Iran.

Theo Oilprice.com, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mang lại hi vọng mới cho nhu cầu dầu mỏ. Trung Quốc báo cáo tăng trưởng kinh tế 3,9% trong quý thứ ba của năm, cao hơn dự kiến ​​của các nhà phân tích.

Các đợt phong tỏa nghiêm ngặt cùng những biện pháp hạn chế khác ở Trung Quốc là một trong những yếu tố tác động tới giá dầu mỏ bởi quy mô và sức ảnh hưởng của quốc gia này với tư cách nhà nhập khẩu dầu lớn. Tác động của những biện pháp này với hoạt động kinh doanh và nhu cầu nhiên liệu rõ ràng là tiêu cực, nhưng dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy nó không nghiêm trọng như lo ngại.

Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc trong quý thứ ba vẫn thấp hơn mục tiêu 5,5% của chính phủ, CNBC lưu ý. Tuy nhiên, đây là sự cải thiện đáng kể so với quý thứ hai, khi tăng trưởng GDP ở mức 0,4%.

Nhu cầu của Trung Quốc được các bên tham gia thị trường dầu mỏ theo dõi chặt chẽ và trở thành một trong số ít các yếu tố tác động đến giá dầu. Gần đây, các dự báo về nhu cầu đã tăng lên lạc quan, điều này đẩy giá dầu lên cao hơn nhưng vẫn ở mức vừa phải. Những cơn gió ngược vẫn mạnh mẽ trong đó có những lo ngại về suy thoái toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay đang ở mức 2%, thấp hơn nhiều so với tốc độ trung bình hàng năm là 6% mà nước này duy trì trong mười năm qua. Và tăng trưởng chậm hơn có nghĩa là tăng trưởng nhu cầu dầu của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới cũng chậm hơn. 

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, triển vọng tương đối tích cực, với tất cả các tác động sẽ có với giá dầu, với đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong năm nay tăng 8,6% và sản xuất công nghiệp mở rộng 6,3%, theo dữ liệu kinh tế mới nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn