MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khỉ trộn chủng loài trong nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình

Trung Quốc tạo ra khỉ lai từ tế bào của 2 phôi thai

Thanh Hà LDO | 15/11/2023 11:51

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc xác nhận sự ra đời và sống sót đầu tiên của một con khỉ có các tế bào có nguồn gốc từ dòng tế bào gốc khỉ, mở đường cho các nhà khoa học sử dụng linh trưởng trộn chủng loài (chimeric primate) để nghiên cứu các bệnh ở người.

Tân Hoa Xã cho hay, thí nghiệm đã chứng minh rằng, tế bào gốc khỉ - một loại tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau - có thể đóng góp một cách hiệu quả vào các mô nhau bên ngoài phôi thai và tế bào mầm.

Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm CEBSIT cùng Viện Y sinh và Y tế Quảng Châu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đã nhân giống khỉ trộn chủng loài dùng khỉ đuôi dày (hay khỉ ăn cua).

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Trung Quốc thiết lập 9 dòng tế bào gốc bằng cách dùng những tế bào được lấy từ phôi 7 ngày tuổi, sau đó đặt các dòng tế bào này vào nuôi cấy để tăng khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Cell. Trong nghiên cứu, các tế bào gốc được gán nhãn với protein huỳnh quang để các nhà khoa học xác định mô nào đã phát triển từ những tế bào gốc kể trên ở những cá thể động vật phát triển và sống sót.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu chọn một số tế bào gốc để tiêm vào phôi khỉ 4 đến 5 ngày tuổi và cấy vào khỉ cái mang thai hộ. Kết quả là 4 bào thai bị sẩy và 6 bào thai đủ tháng chào đời.

Ở những con khỉ trộn chủng loài sống sót được, đóng góp của tế bào gốc trong các loại mô khác nhau đạt trung bình 67% trong tổng số 26 loại mô được thử nghiệm.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tiết lộ, một con khỉ trộn chủng loài có một số mô ghi nhận tế bào gốc cao, lên tới 90%.

Liu Zhen - nhà nghiên cứu CAS và là tác giả trong nghiên cứu - cho biết, nghiên cứu mới có ý nghĩa thiết thực với kỹ thuật di truyền và bảo tồn loài, đồng thời có thể giúp các nhà khoa học tạo ra các mô hình khỉ chính xác hơn để nghiên cứu các bệnh về thần kinh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn