MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Turbine gió ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Quốc thành nhà cung cấp năng lượng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới

Thanh Hà LDO | 31/08/2023 15:53

Châu Âu đã mất vị trí nhà cung cấp năng lượng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới vào Trung Quốc khi các nhà phát triển ở Vương quốc Anh vật lộn với chi phí cao hơn và giá điện trì trệ.

Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), thị trường năng lượng gió ngoài khơi đạt tổng cộng 64,3 gigawatt điện trên toàn cầu vào năm ngoái, trong đó Trung Quốc đóng góp khoảng 49% và châu Âu là 47%.

Các nhà sản xuất lớn trong lĩnh vực năng lượng gió đối mặt với tình trạng giảm lợi nhuận trong vài năm qua nên phải rút lui hoặc rút lui có chọn lọc khỏi các thị trường nhỏ hoặc chuyển biến chậm hơn.

Trong báo cáo toàn cầu hàng năm, GWEC cho hay, giữa những năm 2020 “có thể xảy ra tắc nghẽn chuỗi cung ứng ở mọi khu vực trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc”.

Rebecca Williams - người đứng đầu bộ phận gió ngoài khơi toàn cầu tại GWEC - cho biết: “Cần đầu tư và hợp tác toàn cầu ngay để giải quyết những nút thắt này”.

Ở châu Âu, tỉ lệ lắp đặt năm ngoái ở mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tổng công suất gió ngoài khơi của châu Âu đạt 30 gigawatt vào năm ngoái, 46% trong số đó là từ Vương quốc Anh.

Dù Vương quốc Anh vẫn thống trị lĩnh vực năng lượng gió trên biển của châu Âu nhưng tham vọng trở thành nước xuất khẩu năng lượng gió sạch của nước này có nguy cơ thất bại khi các quốc gia khác ở châu Âu đang bắt kịp, theo Telegraph.

Chi phí chuỗi cung ứng tăng đẩy giá turbine gió tăng, trong khi lãi suất toàn cầu tăng khiến chi phí tái cấp vốn tăng đáng kể.

Tháng 7 năm nay, công ty Vattenfall của Thụy Điển đã tạm dừng phát triển một trang trại gió lớn 1,4 gigawatt ngoài khơi Norfolk sau khi lạm phát tăng cao khiến dự án không thể thực hiện được.

Ông Boris Johnson đặt mục tiêu biến nước Anh thành “Saudi Arabia của gió” khi ông còn là Thủ tướng Anh vào năm 2020. Vương quốc Anh có mục tiêu xây dựng 50 gigawatt năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2030, từ mức hiện tại là khoảng 14 gigawatt.

Tuy nhiên, báo cáo của GWEC cho thấy, tỉ lệ các dự án gió ngoài khơi mới của Vương quốc Anh trong vòng một thập kỷ tới dự kiến giảm xuống còn khoảng 1/5 mức hiện nay khi Đức, Đan Mạch, Hà Lan và Pháp đẩy mạnh xây dựng các trang trại gió trong nước.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn