MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Trung tâm thiên hà không thể ngoạn mục hơn trong ảnh của Hubble

Khánh Minh LDO | 12/04/2021 21:30
Trung tâm sáng chói của thiên hà M61 hiện lên rực rỡ trong bức ảnh mà kính viễn vọng NASA Hubble chụp được.
Ảnh chụp thiên hà M61 của kính thiên văn Hubble. Ảnh: ESA/Hubble/NASA

"Trái tim" sáng rực của thiên hà M61 là tâm điểm trong bức ảnh của kính viễn vọng NASA Hubble, được bao quanh bởi các nhánh xoắn ốc uốn lượn đặc trưng quay quanh trung tâm của thiên hà.

Cũng như các dải sao sáng thông thường, các nhánh xoắn ốc của M61 hiện lên với các mảng sáng màu đỏ ruby. Những dấu hiệu sự hình thành sao gần đây, những vùng phát sáng này khiến M61 được các nhà khoa học phân loại là "thiên hà bùng nổ sao".

Mặc dù hình xoắn ốc lấp lánh của thiên hà này tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục, nhưng một trong những đặc điểm thú vị nhất của M61 lại ẩn nấp ở trung tâm của bức ảnh này. Trung tâm của thiên hà cho thấy, các túi hình thành sao rộng khắp và chứa một hố đen siêu lớn gấp 5 triệu lần mặt trời.

M61 là một thiên hà xoắn ốc trung gian nằm trong chòm sao Xử Nữ. Nó được nhà thiên văn học người Italia Barnaba Oriani phát hiện vào ngày 5.5.1779.

M61 được xem là một thiên hà đặc biệt đến phi thường vì số lượng các siêu tân tinh nó chứa được là 7. Vào ngày 9.5.1926, siêu tân tinh SN 1926A được phát hiện và nó là siêu tân tinh đầu tiên được phát hiện trong 7 siêu tân tinh.

M61 trở thành chủ đề phổ biến cho các bức ảnh thiên văn, mặc dù thiên hà nằm cách trái đất hơn 52 triệu năm ánh sáng. Bức ảnh thiên văn đặc biệt này kết hợp dữ liệu không chỉ từ Hubble mà còn từ máy ảnh Focal Reducer và Spectrograph 2 của kính thiên văn rất lớn ở Đài quan sát Nam Âu, cùng nhau tiết lộ M61 chi tiết chưa từng có.

Theo trang Phys.org, bức ảnh nổi bật này là một trong nhiều ví dụ về tinh thần làm việc theo nhóm của kính thiên văn - các nhà thiên văn thường kết hợp dữ liệu từ kính thiên văn trên mặt đất và trên không gian để tìm hiểu thêm về vũ trụ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn