MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Luật cạnh tranh cơ bản của Nhật Bản đang được áp dụng rộng rãi. Ảnh: AFP

Từ vụ Tenma, nhìn lại Luật cạnh tranh của Nhật Bản

Song Minh LDO | 26/05/2020 09:22
Luật chống độc quyền của Nhật Bản đã được ban hành hơn nửa thế kỉ nay, nhưng cho đến gần đây, chính sách kinh tế của Nhật Bản mới chuyển sang dựa nhiều hơn vào cạnh tranh.

Cạnh tranh ngày càng được áp dụng rộng rãi và luật cạnh tranh cơ bản của Nhật Bản là sự thay đổi to lớn trong quan điểm về yêu cầu quản lý chặt chẽ để thiết lập trật tự kỷ luật trong kinh doanh – một đặc trưng của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và của mối quan hệ truyền thống giữa chính phủ và doanh nghiệp ở Nhật.

Luật cạnh tranh cấm các thỏa thuận theo chiều ngang

Luật cạnh tranh cơ bản của Nhật Bản là luật chống độc quyền được ban hành năm 1947, nhằm ngăn chặn độc quyền tư nhân và tình trạng độc quyền, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các vụ sáp nhập hạn chế cạnh tranh.

Tương tự như luật cạnh tranh của nhiều nước, luật chống độc quyền của Nhật Bản cấm các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh cùng phối hợp hoạt động để hạn chế cạnh tranh, bao gồm các loại hợp đồng, thỏa thuận, các hành vi phối hợp hoạt động để chi phối giá cả, hạn chế sản lượng, công nghệ phát triển sản phẩm, phân chia thị trường,khách hàng, thông đồng trong bỏ thầu hoặc tẩy chay các đối tượng khác.

Các hướng dẫn hành chính về bảo vệ sức khỏe an toàn và môi trường được coi là không có tác động trực tiếp đến cơ chế thị trường, dẫn đến vi phạm luật chống độc quyền. Những vấn đề còn đang tranh luận là ổn định giá cả, hàng hóa, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong dao dịch kinh doanh và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ.

Thỏa thuận theo chiều dọc: Hạn chế cạnh tranh trong cung ứng và phân phối

Thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các phân đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối. Trong lĩnh vực phân phối của Nhật Bản có rất nhiều hạn chế, ngăn cản tiếp cận thị trường, nhiều quy định mâu thuẫn với luật và quy định về cạnh tranh.

Hiện nay quan điểm về liên kết hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc đang được xem xét lại giống như một số nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Cơ quan cạnh tranh bắt đầu xem xét xóa bỏ một số miễn trừ đối với quy định cấm duy trì giá bán lẻ. Việc thay thế những miễn trừ trở nên phổ biến hơn bằng những nguyên tắc áp dụng chung đang được ủng hộ.

Điều này có thể khuyến khích bước tiến trong việc xóa bỏ bớt những ngoại lệ có tác dụng trong hạn chế cạnh tranh khá nghiêm trọng tương tự như thỏa thuận theo chiều ngang. Hình thức xử lý này là ban hành lệnh yêu cầu chấm dứt hoạt động vi phạm và phạt tiền nếu xảy ra thiệt hại về vật chất.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần lớn trong luật pháp về cạnh tranh của Nhật Bản là các quy định về hành vi thương mại không lành mạnh. Những quy định này được giới kinh doanh ủng hộ nhiều hơn cả. Ở Nhật cũng như ở các nước khác, cạnh tranh “tự do” gắn chặt với “bình đẳng” và “lành mạnh”. Tất cả các quy định về cạnh tranh lành mạnh đề nhằm bảo vệ các đối thủ cạnh tranh.

Cơ quan cạnh tranh Nhật bản đã cố gắng đưa các hướng dẫn chung về cạnh tranh lành mạnh nhưng trên thực tế vẫn áp dụng những quy định cụ thể. Các hành vi thương mại bị coi là không lành mạnh gồm:

- Thu hút hoặc ép buộc khách hàng của đối thủ cạnh tranh phải cộng tác với mình;

- Đưa ra những điều kiện gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của đối tác;

- Lạm dụng vị trí đàm phán của đối tác;

- Can thiệp một cách vô lý vào hợp đồng, hoạt động kinh doanh của đối thủ hoặc công ty mà đối thủ cạnh tranh là cổ đông, cán bộ quản lý; thu hút, xúi giục, ép buộc cổ hoặc cán bộ của đối thủ cạnh tranh hành động chống lại công ty của người đó;

- Từ chối cộng tác không có nguyên nhân hợp lý (tẩy chay);

- Định giá phân biệt đối xử, phân biệt đối xử với khách hàng, đối tác;

- Phân biệt đối xử trong hiệp hội kinh doanh;

- Ấn định giá bán thấp, giá mua cao một cách bất hợp lý;

- Lừa phỉnh để thu lợi khách hàng; thu hút khách hàng bằng các mối lợi bất hợp lý;

- Bán kèm theo điểu kiện;

- Đặt điều kiện không được hợp tác với đối thủ cạnh tranh của mình.

Nguồn: Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử - Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn