MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cầu lửa do vệ tinh hỏng của Nga rơi xuống Trái đất tạo thành. Ảnh: Chris John

Vệ tinh Nga bị hỏng rơi xuống Trái đất thành... quả cầu lửa rực rỡ

Hải Anh LDO | 21/10/2021 06:28

Vệ tinh do thám của Nga bị hỏng rơi trở lại Trái đất sáng 20.10, bốc cháy thành quả cầu lửa rực rỡ mà nhiều nhà quan sát thấy ở khu vực Trung Tây nước Mỹ.

Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS) nhận được hơn 80 báo cáo về quả cầu lửa do vệ tinh Nga hỏng và rơi xuống Trái đất. Những báo cáo này được gửi trong phạm vi từ Tennessee đến Michigan. 

Hiệp hội sao băng Mỹ đã đăng những hình ảnh ấn tượng do một số nhà quan sát này ghi lại về cảnh vệ tinh hỏng của Nga rơi, bao gồm video dài 27 giây từ người yêu thiên văn Chris Johnson.

Video cho thấy cầu lửa vụt sáng thành vệt xuyên qua bầu trời phía trên Fort Gratiot Township, Michigan.

This browser does not support the video element.

Rác vũ trụ - vệ tinh Nga bị hỏng - rơi xuống Trái đất được quan sát thấy ở Michigan. Nguồn: Hiệp hội Sao băng Mỹ

Cầu lửa rực sáng rơi xuống Trái đất xảy ra lúc 00h43 ngày 20.10, theo AMS. Đây chính là thời điểm mà vệ tinh Kosmos-2551 của Nga đi qua khu vực.

Nhà thiên văn học và theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian khẳng định trên Twitter rằng, cầu lửa rực rỡ này chắc chắn là vệ tinh Kosmos-2551 của Nga. 

Kosmos-2551 là vệ tinh do thám của Nga được phóng vào ngày 9.9 nhưng dường như bị hỏng ngay sau đó. Thiết bị vũ trụ này không thể điều chỉnh vào quỹ đạo kể từ thời điểm cất cánh. Chuyên gia McDowell lưu ý từ 18.10 rằng Kosmos-2551 dự kiến quay lại bầu khí quyển của Trái đất ngay hôm sau. 

Việc vệ tinh của Nga Kosmos-2551 bị hỏng và rơi xuống có thể không đe dọa bất kỳ ai trên mặt đất. Vệ tinh "được cho là chỉ nặng khoảng 500kg và không có mảnh vỡ nào được cho là sẽ chạm tới mặt đất" - ông McDowell lưu ý. 

Sơ đồ quỹ đạo của vệ tinh Kosmos-2551. Ảnh: Công ty theo dõi vệ tinh Marco Langbroek

Những quả cầu lửa từ rác không gian dù thường rất rực rỡ và đáng chú ý nhưng không phải đặc biệt hiếm, Space.com lưu ý. Ví dụ, năm ngoái, việc tái nhập khí quyển Trái đất của phần thứ 3 của tên lửa Soyuz đã tạo ra màn trình diễn rực rỡ trên bầu trời nhiều khu vực ở Australia khi Nga phóng vệ tinh. 

Những sự cố vệ tinh rơi xuống Trái đất cũng ngày càng phổ biến hơn khi nhân loại tăng cường đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Sự bùng nổ vệ tinh cũng khiến nhiều chuyên gia quan ngại, trong đó nhấn mạnh cần hành động để đảm bảo rác vũ trụ không nằm ngoài tầm kiểm soát. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn