MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các nhà khoa học đã phát hiện được góc va chạm hiểm hóc 60 độ của tiểu hành tinh khiến loài khủng long bị xóa sổ khỏi trái đất 66 triệu năm trước. Ảnh minh họa. Ảnh: NASA.

Vén màn biến cố hủy diệt loài khủng long 66 triệu năm trước

Thanh Hà LDO | 28/05/2020 09:00

Tiểu hành tinh xóa xổ loài khủng long trên trái đất có thể đã va chạm ở góc độ "chết chóc nhất có thể". 

Góc chết chóc nhất có thể

Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh có đường kính gần gấp đôi thủ đô Paris, Pháp, đã rơi xuống trái đất, xóa sổ toàn bộ các loài khủng long sống trên cạn và 75% sự sống trên trái đất. 

Điều vẫn còn bí ẩn là liệu cú rơi này là cú rơi chính diện hay là hơn cả một cú lướt qua và gây nên mức độ tàn phá khủng khiếp hơn. 

Bí ẩn này phần nào đã được làm sáng tỏ. Theo một nghiên cứu công bố ngày 26.5 trên tạp chí Nature Communications, khối đá vũ trụ khổng lồ đã va vào góc "chết chóc nhất có thể" - 60 độ. 

Tác động thảm khốc từ cú va chạm đã dẫn tới đủ các loại mảnh vỡ, khí gas khắp bầu khí quyển phía trên dẫn tới thay đổi hoàn toàn khí hậu, kết liễu toàn bộ loài khủng long bạo chúa và mọi thứ mà loài này săn đuổi. 

Các nhà khoa học đã phân tích cấu trúc của miệng núi lửa rộng 200 km ở miền nam Mexico, nơi thiên thạch tấn công và thực hiện hàng loạt các mô phỏng. 

Tác giả chính của nghiên cứu - Tiến sĩ Gareth Collins, Đại học Hoàng gia London, Anh và các đồng nghiệp tại Đại học Freiburg, Đức và Đại học Texas - Austin, Mỹ đã xem xét 4 góc độ va chạm có khả năng là 90, 60, 45 và 30 độ cùng với 2 tốc độ va chạm là 12 và 20 km/giây.

Kết quả phù hợp nhất với dữ liệu từ miệng núi lửa là một vụ va chạm ở góc 60 độ. 

"60 độ là một góc va chạm chết chóc hơn vì nó phóng ra một lượng lớn vật chất đủ nhanh để nhấn chìm hành tinh" - Tiến sĩ Collins nói.

Ông cho biết thêm: "Tác động Chicxulub gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt vì nó đẩy ra lượng khổng lồ bụi và khí khỏi miệng núi lửa với tốc độ đủ nhanh để  phát tán khắp toàn cầu". 

Nếu thiên thạch lao trực diện hoặc ở một góc xiên hơn, sẽ không có nhiều mảnh vỡ văng ra khắp bầu khí quyển, ông cho biết. 

Ngày rất tồi tệ với khủng long

Vụ va chạm đã dẫn tới lượng lớn lưu huỳnh dưới dạng các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí chặn ánh sáng mặt trời khiến nhiệt độ giảm đi vài độ C. 

Khói, tro và mảnh vụn nhấn chìm bầu khí quyển dẫn tới hệ quả cuối cùng là phá hủy hầu hết các loài thực vật và quét sạch 75% các loài trên sinh vật trên trái đất.

Tác động Chicxulub cũng được cho là đã gây ra một trận động đất với sóng địa chấn lan đến Tanis - di chỉ khảo cổ cách đó 3.000 km ở Bắc Dakota, Mỹ chỉ trong vòng 13 phút. Tanis là nơi bằng chứng rõ ràng về tác động tàn phá của tiểu hành tinh trong vụ va chạm được phát hiện. 

Trận địa chấn đã dẫn tới trận lụt và mảnh vỡ từ một vùng biển nội địa  từ một cánh tay của một vùng biển nội hải được gọi là Western Internal Seaway.

Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu các giai đoạn đầu của tác động. 

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp thông qua dữ liệu địa chất thu thập được trong cuộc khai quật gần đây để hiểu rõ hơn về trận đại hồng thủy diễn ra như thế nào. Họ sớm nhận ra rằng tiểu hành tinh này, như giả định từ lâu, đã tiếp cận trái đất từ hướng đông nam. 

"Công việc của chúng tôi đã đảo ngược giả thuyết này. Phần trồi lên ở giữa miệng núi lửa hơi nghiêng về phía tây nam và các mô phỏng bằng số về tác động tái tạo điều này" - Tiến sĩ Collins nói. 

Những phát hiện có thể dẫn đến hiểu biết rõ hơn về cách thức hình thành của các miệng núi lửa nói chung. 

Các nhà khoa học hiện vẫn đang nỗ lực tìm ra cách thức chính xác vì sao tiểu hành tinh có thể gây ra sự kiện tuyệt chủng hàng loạt và tại sao một số loài sống sót một số loài thì không. 

"Tác động Chicxulub là một ngày rất tồi tệ với khủng long" -  Tiến sĩ Collins nói. Ông nói thêm rằng, nghiên cứu mới cho thấy tác động của nó "thậm chí còn tồi tệ hơn" so với trước đây. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn