MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nga có kế hoạch xây trạm vũ trụ riêng. Ảnh: svpressa.ru

Vì sao Nga cần trạm vũ trụ riêng?

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) LDO | 02/11/2021 15:51
Sớm hay muộn Nga sẽ từ bỏ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và tự xây dựng cho mình trạm vũ trụ riêng.

Trạm quỹ đạo tương lai của Nga

Vào tháng 4.2021, đã diễn ra một sự kiện mà thoạt đầu ít người chú ý đến, nhưng nó sẽ định trước sự phát triển của ngành vũ trụ có người lái của Nga trong nhiều năm tới. Nga bất ngờ tuyên bố ý định chắc chắn về việc sẽ có một trạm quỹ đạo của "quốc gia".

Trạm này sẽ trở thành một phương tiện thay thế cho ISS, từ đó trở thành thiết bị kế thừa có điều kiện cho trạm “Mir” của Liên Xô và có tên gọi là “Trạm dịch vụ Quỹ đạo Nga” (Viết tắt là ROSS).Thực sự là ISS của Nga đang ở trong tình trạng tồi tệ. Sự cố rò rỉ không khí và sự cố của hệ thống điều hòa không khí SKV-2 trong module “Zvezda” đã nói lên một cách hùng hồn tình hình thực tế. Và trong thí nghiệm "Constant" gần đây các thiết bị khoa học bỗng nhiên bốc khói, may mắn thay, không ai bị thương.

Nhà ga mới sẽ như thế nào? Nói ngắn gọn - nó sẽ là một cái gì đó giống như trạm "Mir". Độ cao quỹ đạo của trạm sẽ từ 300 đến 350km. Theo dữ liệu từ các nguồn mở, ở giai đoạn đầu, ROSS sẽ bao gồm một số module: Một module khoa học và năng lượng; module đầu mối sửa đổi "Pritral"; module cơ sở và module cổng vào.

Giai đoạn đầu tiên được tính đến khoảng năm 2030. Giai đoạn thứ hai (2030-2035) liên quan đến việc phóng thêm một số module, cụ thể là module mục tiêu, module sản xuất mục tiêu và nền tảng dịch vụ tàu vũ trụ.

Thành phần chính của trạm vũ trụ tương lai là module khoa học và năng lượng (NEM). Ảnh: svpressa.ru
 

Thành phần chính của trạm tương lai sẽ là module khoa học và năng lượng (NEM). Nhiệm vụ quan trọng của nó là phải trở thành trung tâm điều khiển của trạm, cũng như hỗ trợ cuộc sống và sức khỏe của các phi hành gia. Ban đầu, người ta muốn đưa NEM lên ISS vào năm 2025. Bây giờ sản phẩm này sẽ phải sửa đổi một chút cho trạm mới.

Module NEM khá lớn, trọng lượng của nó sẽ hơn 20 tấn một chút. Thể tích của khoang kín của module là 92m³. Để so sánh, thể tích kín của module Zvezda là 89,3 m³.

NEM có một tính năng quan trọng: Nó chỉ có một đầu kết nối. Phần đuôi module bị chiếm giữ bởi phần không gắn kín, là nơi đặt các tấm pin mặt trời. Do đó, trạm sẽ chỉ thực sự hoạt động sau khi kết nối với module đầu mối.

Người ta cho rằng module đầu mối sẽ nhận được sáu mối kết nối có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Module đầu mối trung tâm sẽ cho phép thay thế bất kỳ module khác khi cần. Điều này rất quan trọng, bởi vì có thể xảy ra các tình huống khác nhau, bao gồm cả những tình huống đòi hỏi phải triển khai các biện pháp ngay lập tức và quyết định.

Tàu và tên lửa

Ở Nga gần đây thường nói về tên lửa và tàu vũ trụ mới. Vì vậy, quốc gia này tiếp tục nghiên cứu tên lửa siêu nặng “Yenisei”, là loại tên lửa mạnh nhất hiện có. Ngoài ra, Nga đang tích cực làm việc trên một tàu vũ trụ có người lái mới, mà nhiều người biết đến với cái tên "Eagle" hoặc "Federation", cũng như phiên bản nhỏ hơn của nó là "Eaglet".

Đồng thời, ngay cả các phương tiện kỹ thuật sẵn có cũng phải đủ để thực hiện kế hoạch. Các module của trạm có thể được phóng bằng tên lửa hạng nặng mới "Angara-A5", có khả năng đưa gần 25 tấn vào quỹ đạo tham chiếu thấp.

Trong tương lai, các phiên bản mạnh hơn của nó, "Angara-A5M" sẽ có sức nâng tải là 25-38 tấn. Các phi hành gia có thể được đưa đến trạm bằng tàu vũ trụ “Soyuz MS”, mặc dù lỗi thời nhưng vẫn tiếp tục là một phương tiện chuyên chở đáng tin cậy.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn