MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: EPA-EFE

Vì sao ông Putin dự APEC ở Việt Nam nhưng bỏ qua thượng đỉnh Đông Á?

Vân Anh LDO | 19/10/2017 17:23
Ngày 11-12.11, nhiều lãnh đạo các nền kinh tế APEC, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC ở Đà Nẵng. Nhưng ông Putin nhiều khả năng sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á EAS ở Philippines vào ngày 11-13.11.

Trong bài viết trên tờ Straits Times, tiến sĩ Ian Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS ở Singapore, cho rằng Tổng thống Putin dự APEC ở Đà Nẵng vì diễn đàn này phù hợp với cách tiếp cận của Kremlin đối với Châu Á.

Nga coi APEC là diễn đàn quan trọng để xây dựng các mối quan hệ thương mại và đầu tư với các nền kinh tế lớn nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương. Nga đã là một thành viên của APEC từ năm 1998, và từng đăng cai tổ chức APEC 2012 ở Vladivostock. Trong khi đó, chủ nhà APEC 2017 là Việt Nam - một trong những đối tác gần gũi nhất của Nga ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nhiều khả năng ông Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức ở Philippines vào cùng thời gian APEC.

Kể từ khi Nga trở thành thành viên EAS năm 2011, Tổng thống Putin không tham dự cuộc họp thường niên của ASEAN với 8 đối tác đối thoại. Thay vào đó, ông cử Thủ tướng Dmitry Medvedev tham dự.

Theo tiến sĩ Ian Storey, mối quan hệ giữa Nga với Đông Nam Á không thật sự lớn. Mặc dù Nga bán nhiều thiết bị quân sự cho Đông Nam Á, nhưng tổng thể quan hệ thương mại với khu vực này lại khá yếu. Năm 2015, Nga chỉ chiếm 0.6% tổng thương mại với Đông Nam Á, tương đương 13 tỉ USD, trong khi Trung Quốc chiếm 15%, khoảng 346 tỉ USD.

Ngoài ra, còn có những lý do khác khiến ông Putin bỏ qua EAS. Chẳng hạn, tình hình cấp bách về chính trị nội bộ là một lý do. Trong tháng 11, ông Putin sẽ phải chuẩn bị để tuyên bố có tham gia tranh cử tổng thống 2018 hay không.

Một lý do khác là quan điểm của Nga với chính trường thế giới. Do diện tích, lịch sử và văn hoá, Nga coi mình là một cường quốc. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga phản đối sự bá quyền và can thiệp của Mỹ vào không gian hậu Xô Viết, đó là Đông Âu và Trung Á - những nơi Nga có ảnh hưởng. Để làm xói mòn thế đứng đầu của Mỹ, Nga ủng hộ một trật tự thế giới đa cực, trong đó quyền lực được phân chia hoặc phân tán đồng đều với các cực khác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.

Một lý do nữa, Nga xem EAS là một biểu tượng nhưng thiếu thực chất. Vậy, nếu đúng như một số ý kiến cho rằng EAS là nơi để các nhà lãnh đạo thế giới gặp gỡ song phương bên lề, thì ông Putin cũng có thể làm điều đó tại APEC, mà chỉ bỏ lỡ Campuchia, Lào, Myanmar và Ấn Độ.

Lý do thứ ba, là tính nhất quán. Nguyên thủ Nga không dự EAS kể từ khi nước này trở thành thành viên diễn đàn vào năm 2011. Nhưng cũng có thể vào ngày kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, ông Putin sẽ có mặt tại EAS, nhưng sự hiện diện này không mang ý nghĩa gì hơn là ngoại giao.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn