MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Video kịch tính hố đen xé toạc ngôi sao thành từng mảnh

Ngọc Vân LDO | 05/05/2021 09:22

Hình ảnh ấn tượng hố đen xé toạc ngôi sao thành từng mảnh có thể được thấy trong video giả lập mới.

Hình ảnh mới ấn tượng này xuất hiện trong video của Deutsches Elektronen-Synchrotron (DESY) - phòng thí nghiệm máy gia tốc hạt ở Hamburg, Đức - Live Science đưa tin.

Những hiện tượng như vậy được gọi là lực thủy triều hấp dẫn của một hố đen và chúng khá hiếm, chỉ xảy ra 10.000 năm một lần trong một thiên hà điển hình, theo NASA.

Các ngôi sao thường bị ném về phía một hố đen hung hãn sau khi tương tác hấp dẫn với một ngôi sao khác hoặc một vật thể có khối lượng lớn, sau đó bị kéo căng và bị nuốt chửng nếu chúng đến quá gần hố đen trong một quá trình được gọi là spaghettification.

Trong vật lý thiên văn, spaghettification (đôi khi được gọi là hiệu ứng sợi mì) là sự kéo giãn theo phương thẳng đứng và nén theo phương ngang của các vật thể vào hình dạng mỏng dài (giống như mỳ Ý) trong một trường hấp dẫn không đồng nhất rất mạnh, gây ra bởi lực thủy triều cực đoan. Trong những trường hợp khắc nghiệt nhất, gần hố đen, lực kéo giãn ra rất mạnh đến mức không vật thể nào có thể chịu được, bất kể các thành phần của nó mạnh đến mức nào.

This browser does not support the video element.

Hố đen xé toạc ngôi sao trong video giả lập của Phòng thí nghiệm Deutsches Elektronen-Synchrotron (DESY)

Lực thủy triều hấp dẫn là nguyên nhân gây ra phần lớn sự phá hủy. Lúc đầu, các lớp khí quyển bên ngoài của ngôi sao sẽ bị kéo về phía hố đen, quay xung quanh rìa của nó giống như nước đi xuống cống và hình thành cái được gọi là đĩa bồi tụ, như video mô tả.

Đáng ngạc nhiên là hố đen chỉ tiêu thụ khoảng 1% khối lượng của một ngôi sao, theo NASA. Phần lớn còn lại sẽ được phóng trở lại không gian dưới dạng các tia năng lượng và vật chất khổng lồ bắn ra từ vùng trung tâm của hố đen.

Những tia này đôi khi có thể thắp sáng vũ trụ, cho phép các nhà thiên văn học trên Trái đất có thể nhìn thấy những lỗ đen ở xa mà nếu không hầu như không thể nhìn thấy được. Các hạt nhỏ bé, ma quái được gọi là neutrino cũng sẽ bay ra khỏi lỗ đen.

Một số vật chất của ngôi sao rơi qua đường chân trời sự kiện (event horizon) - biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này, kể cả các sóng điện từ đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.

Hình ảnh trực quan cho thấy một số hiệu ứng quang học kỳ lạ mà chân trời sự kiện tạo ra, chẳng hạn như bẻ cong ánh sáng đến mức có thể nhìn thấy các vùng ở phía sau đĩa bồi tụ từ phía trước của nó.

Chứng kiến ​​hố đen phá hủy và di chuyển ngôi sao nhanh chóng như thế nào là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng không ai nên đến bất cứ nơi nào gần một vật thể mạnh như vậy vào bất kỳ lúc nào.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn