MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể quan sát siêu trăng vào đêm 9.3 rạng sáng 10.3. Ảnh: Forbes.

Việt Nam chiêm ngưỡng siêu trăng thứ 2 trong năm vào tối nay

Thanh Hà LDO | 09/03/2020 15:46
Siêu trăng lần thứ 2 trong năm sẽ xảy ra vào đêm nay (9.3) là cơ hội để cho những người yêu thiên văn quan sát. 

Theo NASA, hiện tượng siêu trăng chính thức xảy ra tối 9.3 nhưng trong suốt quãng thời gian 3 ngày từ 8.3 đến rạng sáng ngày 11.3 cũng là giai đoạn mà trăng tròn. 

Hiện tượng siêu trăng xảy ra khi mặt trăng nằm trong phạm vi 90% của điểm gần trái đất trên quỹ đạo của mặt trăng. Vào thời điểm này, mặt trăng trở nên sáng hơn và lớn hơn trên bầu trời đêm. Hiện tượng này có thể quan sát thấy một cách rõ ràng khi trời quang và không có những điều kiện môi trường khác che khuất tầm nhìn. 

Trăng tròn của tháng 3 trong năm thường được gọi là trăng giun (Full Worm Moon). Đây là tên gọi truyền thống và được người Mỹ bản địa đặt cho mỗi mùa trăng trong năm để giúp họ theo dõi được các mùa. Theo niên lịch của nông dân, trăng giun vào tháng 3 là thời điểm mà đất đai bắt đầu mềm để giun đất có thể xuất hiện, kéo theo nhiều loài chim khác tới để kiếm ăn. 

Trăng tròn thông thường (trái) và siêu trăng (phải). Ảnh: Forbes.

Theo CNN, trăng tròn có nhiều tên gọi khác, trong đó có trăng quạ (crow moon), trăng băng mỏng (crust moon), trăng nhựa cây (sap moon), trăng Mùa Chay (Lenten moon) và trăng đường (sugar moon), chủ yếu báo mùa xuân đang tới hoặc trong trường hợp của trăng Mùa Chay là để báo mùa Chay của Công giáo. 

Thông thường, 12 tháng trong năm đều có hiện tượng trăng tròn nhưng trong tháng 11 của năm 2020 sẽ xảy ra 2 lần trăng tròn, một lần vào ngày 1.10 và lần còn lại vào ngày 31.10. 

Hai lần trăng tròn trong cùng một tháng được gọi là trăng xanh. Trên thực tế, lần trăng tròn thứ 2 của tháng 11.2020 rơi vào đúng ngày Halloween khiến sự kiện này càng trở nên đặc biệt. 

Năm nay, theo CNN, sẽ có tổng cộng 4 lần siêu trăng. Sau siêu trăng ngày 9.3, lần tiếp theo người yêu thiên văn được chứng kiến hiện tượng mặt trăng lớn hơn và sáng nhất trong năm nay vào đêm 7, rạng sáng 8.4. 

Theo Forbes, để quan sát hiện tượng siêu trăng đêm 9.3, người yêu thiên văn ở Châu Mỹ lưu ý, trăng sẽ sáng rõ nhất vào đầu đêm, nằm ở gần đường chân trời phía đông. Ở Châu Âu và Châu Phi, độ sáng cực đại xảy ra vào khoảng gần nửa đêm. 

Trong khi đó ở Australia và Châu Á - trong đó có Việt Nam, siêu trăng đạt độ sáng cực đại vào khoảng rạng sáng ngày 10.3 ở bầu trời phía tây. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn