MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vụ nổ siêu tân tinh tạo ra sóng vô tuyến quan sát được bằng VLA. Ảnh: Bill Saxton, NRAO/AUI/NSF

"Vũ điệu tử thần" 3 thế kỷ khiến ngôi sao bị hủy diệt kinh hoàng

Thanh Hà LDO | 03/09/2021 15:58
Xác của một ngôi sao - có thể là hố đen hoặc sao neutron - đã kéo một ngôi sao còn sống vào vùng đất chết.

Trong nhiều năm, các nhà thiên văn học bối rối về một tia sáng kỳ lạ tỏa ra từ sâu trong bầu trời đêm.

Một số nhà thiên văn học theo dõi kỹ và dần nhận ra ánh sáng này xuất phát từ xác chết của ngôi sao đâm thẳng vào ngôi sao còn sống đồng hành dẫn tới nổ tung trong vụ nổ sao khổng lồ hay siêu tân tinh.

Phản ứng dây chuyền bàng hoàng này xảy ra năm 2014, nhưng bằng chứng về vụ nổ vũ trụ này chỉ mới truyền đến Trái đất do tốc độ ánh sáng truyền qua không gian. 

This browser does not support the video element.

Hệ sao đôi đang chuyển động. Nguồn: Caltech

"Các nhà lý thuyết dự đoán điều này có thể xảy ra, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta thực sự thấy một sự kiện như vậy" - tác giả chính của nghiên cứu Dillon Dong - nghiên cứu sinh tại Học viện Công nghệ California, Mỹ, chia sẻ. 

Khoảng 300 năm trước, xác sao khổng lồ đã đi vào vùng lân cận của ngôi sao còn sống nhỏ hơn và biến ngôi sao nhỏ thành sao đồng hành. Kể từ đó, "vũ điệu tử thần" của cặp đôi này bắt đầu, theo các nhà nghiên cứu. 

Xác ngôi sao khổng lồ kéo ngôi sao nhỏ hơn vào vùng đất chết có thể là một hố đen - có lực hấp dẫn cao tới mức hút hết mọi thứ một cách dữ dội, hoặc là một ngôi sao neutron - dạng sao cũng khá mạnh. 

Khi xác ngôi sao khổng lồ và ngôi sao nhỏ hơn còn sống quay xung quanh nhau trong nhiều thế kỷ, va chạm đã xảy ra. Vụ va chạm gây ra vụ nổ của ngôi sao còn sống, còn gọi là siêu tân tinh. Siêu tân tinh tạo ra một tia sáng từ lõi ngôi sao này, bất thình lình chiếu sáng không gian xung quanh. 

Manh mối đầu tiên về sự kiện vũ trụ chết chóc này xuất hiện khi các nhà khoa học xem xét hình ảnh từ dữ liệu khảo sát bầu trời từ năm 2017 VLASS và phát hiện một vật thể phát ra sóng vô tuyến sáng rực rỡ nhưng chưa được tìm thấy trong khảo sát VLA trước đó.

Một ngôi sao lớn sắp phát nổ sau khi bị sao đồng hành (một hố đen hoặc sao neutron) lao vào lõi của ngôi sao. Ảnh: Caltech

Nhóm triển khai các quan sát tiếp theo với vật thể này và gọi đó là VT 1210 + 4956, bằng VLA và kính thiên văn Keck ở Hawaii, Mỹ. Nhóm nghiên cứu xác định phát xạ vô tuyến sáng này đến từ vùng ngoại vi của một thiên hà đang hình thành sao, lùn, cách Trái đất khoảng 480 triệu năm ánh sáng.

Sau đó, các nhà khoa học phát hiện ra kính viễn vọng MAXI của Nhật Bản đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng từng quan sát được tia X từ vật thể này vào năm 2014. 

Tập hợp dữ liệu từ tất cả các quan sát này, các nhà thiên văn học có được bức tranh toàn cảnh về lịch sử hấp dẫn của vũ điệu tử thần kéo dài hàng thế kỷ giữa xác ngôi sao lớn với ngôi sao đồng hành và công bố nghiên cứu trên tạp chí Science ngày 2.9.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn