MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làm muối ở Buan, tỉnh North Jeolla, Hàn Quốc. Ảnh: Xinhua

WHO gióng hồi chuông cảnh báo về việc tiêu thụ muối

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) LDO | 15/03/2023 12:12

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về nhu cầu giảm lượng muối trong bữa ăn. Chỉ có 5% quốc gia trên thế giới có thể đáp ứng nhiệm vụ phổ quát này.

Hiện nay, lượng muối ăn trung bình một ngày của một người trên thế giới là 10,8 gram, cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị của WHO là 5 gram muối mỗi ngày (một thìa cà phê) cho người lớn.

Theo WHO, việc có quá nhiều muối trong chế độ ăn uống trở thành yếu tố rủi ro chính gây ra bệnh tật và tử vong liên quan đến chế độ ăn uống.

Ngày càng có nhiều bằng chứng nói lên mối liên hệ giữa lượng natri cao dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư dạ dày, béo phì, loãng xương và bệnh thận.

Natri là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm.

Nguồn natri chính là muối ăn (natri clorua), nhưng nó cũng có trong các loại gia vị và phụ gia khác, như bột canh chẳng hạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, các nỗ lực giảm muối có thể cứu sống 7 triệu người vào năm 2030.

Báo cáo cũng đánh giá, việc thực hiện các chính sách giảm natri trong thực phẩm của các quốc gia bằng cách sử dụng "Thẻ tính điểm natri quốc gia" trên thang điểm từ 1 (mức thực hiện thấp nhất) đến 4 (mức cao nhất).

Cho đến nay, chương trình này mới chỉ được triển khai đầy đủ ở 9 quốc gia: Brazil, Chile, Cộng hòa Czech, Lithuania, Malaysia, Mexico, Saudi Arabia, Tây Ban Nha và Uruguay.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới, và lượng natri dư thừa là một trong những lý do chính.

Báo cáo này cho thấy, hầu hết các quốc gia vẫn chưa thực hiện các bước bắt buộc để giảm lượng natri tiêu thụ, khiến người dân của họ có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác".

Cách tiếp cận toàn diện để giảm lượng natri tiêu thụ bao gồm việc áp dụng chính sách bắt buộc và 4 hành động của WHO, trong chương trình có tên "Cách mua sắm tốt nhất":

1. Định dạng lại việc sản xuất thực phẩm sao cho chứa ít muối hơn và đặt mục tiêu về lượng natri trong thực phẩm.

2. Xây dựng chính sách thu mua thực phẩm công để hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm giàu muối hoặc natri trong các cơ sở công như: Bệnh viện, trường học, nơi làm việc và viện dưỡng lão.

3. Ghi lượng muối trên nhãn bao bì để giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp.

4. Tăng cường truyền thông, quảng bá thông tin về giảm muối/natri.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn