MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lỗ thủng ozone ở Nam Cực năm 2021 đạt diện tích cực đại vào ngày 7.10 và được xếp hạng là lỗ hổng lớn thứ 13 kể từ năm 1989. Ảnh: Joshua Stevens, sử dụng dữ liệu được sự cho phép của Paul Newman và Eric Nash/NASA/Ozone Watch

Xem lỗ thủng ozone khổng lồ trên Nam Cực phát triển thế nào trong năm 2021

Nguyễn Hạnh LDO | 06/11/2021 11:44

Một video mới của NASA cho thấy sự phát triển của lỗ thủng tầng ozone khổng lồ trên Nam Cực trong năm nay.

Theo Space.com, mùa đông Nam Bán cầu lạnh giá và các tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, đã khiến lỗ thủng phát triển rất lớn trong năm nay - được xếp hạng là lỗ thủng lớn thứ 13 kể từ năm 1979.

Sự suy giảm tầng ozone trong video do ba vệ tinh do NASA và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) vận hành: Aura, Suomi-NPP và NOAA-20.

NASA công bố đoạn video mới về sự phát triển của lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực vào ngày 29.10. Lỗ thủng năm nay dự kiến sẽ khôi phục sau cuối tháng 11.

This browser does not support the video element.

Đoạn video lỗ thủng ozone trên Nam Cực mở rộng trong năm 2021. Video: NASA

Ozone là hợp chất ôxy tự nhiên (mà con người cũng có thể tạo ra), hình thành cao trong bầu khí quyển Trái đất. Loại ozone tự nhiên của tầng bình lưu hình thành khi bức xạ tia cực tím từ Mặt trời tương tác với ôxy phân tử trong bầu khí quyển. 

Thật không may, clo và brom được tạo ra từ các hoạt động của con người có thể làm xói mòn tầng ozone khi Mặt trời ló rạng trên Nam Cực, vì bức xạ của Mặt trời thúc đẩy sự xói mòn ở khu vực đó. Lỗ thủng ozone năm nay đạt kích thước gần bằng kích thước của Bắc Mỹ - 24,8 triệu km2.

Lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực từ năm 1979-2021. Ảnh: Copernicus ECMWF

Paul Newman - nhà khoa học hàng đầu về khoa học Trái đất tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA cho hay: "Đây là một lỗ thủng tầng ozone lớn vì điều kiện tầng bình lưu lạnh hơn mức trung bình năm 2021 và nếu không có Nghị định thư Montreal, nó sẽ lớn hơn nhiều".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn