MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh vệ tinh bão Côn Sơn trên Biển Đông, ngày 9.9.2021. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Yếu tố khó tránh ảnh hưởng bão lũ trong thời gian tới

Song Minh LDO | 06/12/2021 12:08
La Nina và biến đổi khí hậu là những yếu tố ảnh hưởng đến các cơn bão, lũ lụt và "sông khí quyển" trong thời gian tới.

La Nina đang đóng vai trò trong việc thúc đẩy hiện tượng khí hậu được gọi là "sông khí quyển" trên khắp Thái Bình Dương và có thể có mối liên hệ với biến đổi khí hậu - Global News đưa tin.

Faron Anslow - trưởng nhóm phân tích và giám sát khí hậu của Hiệp hội Tác động Khí hậu Thái Bình Dương - giải thích, sông khí quyển là hiện tượng những luồng không khí có độ ẩm cao đi xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất và có thể gây mưa lớn kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày với cường độ khác nhau. Nguồn gốc tổng thể của khá nhiều sông khí quyển trên toàn cầu là vùng nhiệt đới.

Hiện tượng “sông khí quyển“ gây mưa lớn kéo dài. Ảnh:

Thông thường, trong vòng một năm, sông khí quyển chỉ xuất hiện và gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan khoảng từ 5 tới 7 lần. Các dòng sông khí quyển có thể rộng từ 400 tới 600 km và kéo dài vô tận. Chúng mang theo hơi nước từ vùng nhiệt đới và các đại dương. Khi tiếp cận đất liền, chúng đưa hơi nước xuống dưới dạng mưa hoặc tuyết.

Theo Faron Anslow, sông khí quyển ảnh hưởng nghiêm trọng đến Canada trong thời gian gần đây, gây mưa bão với lượng mưa lên tới 100mm tại một số khu vực ở British Columbia, kéo theo lũ quét và lũ lụt cục bộ ở các vùng trũng thấp. 

Chuyên gia Faron Anslow cho hay lượng nước này dường như rất có thể bắt nguồn từ gần Philippines và đây là một đặc điểm đã tồn tại trong khá nhiều năm.

“Vì nhiều lý do mà chúng tôi chưa hoàn toàn rõ ràng rằng hơi nước đang bị cuốn vào các cơn bão liên tục trong nhiều tháng nay” - Faron Anslow nói.

Nằm ngoài khơi bờ biển của Philippines là một khu vực của Thái Bình Dương được gọi là bể nước ấm Ấn Độ-Thái Bình Dương. Một bài báo khoa học gọi khu vực này là “động cơ hơi nước” của thế giới.

“Đây là khu vực của hành tinh có nhiệt độ đại dương ấm nhất so với bất kỳ đâu và vì vậy, nó có thể gây ra đối lưu sâu, nơi giông bão phát triển từ bề mặt, lên tới tận tầng bình lưu” - Anslow nói.

Theo một bài báo khoa học đăng trên Science Advances, bể nước ấm Ấn Độ-Thái Bình Dương này đã mở rộng và nóng lên trong thế kỷ qua do biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ thay đổi ở bể nước ấm Ấn Độ-Thái Bình Dương giai đoạn năm 1900-1980 (ảnh trên) và giai đoạn 1981-2018. Ảnh: Twitter Faron Anslow

Theo Anslow, nghiên cứu cho thấy nhiệt độ đại dương ấm nhất ở khu vực đó đang gia tăng. Vì vậy, về cơ bản khi toàn bộ các khu vực ấm lên, các khu vực đạt tới ngưỡng đối lưu quan trọng này sẽ ngày càng mở rộng ra về phía bắc và phía nam.

“Giả thuyết của tôi là sự mở rộng đang làm cho những cơn bão này dễ dàng hơn một chút để hút hơi ẩm và đưa nó qua Thái Bình Dương” - Anslow cho hay.

Ngoài ra, hiện tượng La Nina đang xảy ra cũng thúc đẩy "xuất khẩu" hơi ẩm từ bể nước ấm Ấn Độ - Thái Bình Dương, thể hiện rõ ràng trong dòng sông khí quyển. Cơn bão vừa qua ảnh hưởng tới British Columbia của Canada có một vệt ẩm rất rõ ràng dài hơn 10.000km trên khắp Thái Bình Dương, suốt từ British Columbia đến khá gần Philippines.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn