MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việt Nam vẫn là quốc gia chưa có bản quyền phát sóng ASIAD 18 trước ngày khai mạc. Ảnh: Đ.Đ

75 quốc gia và vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18, riêng Việt Nam thì không

HOÀI ĐAN LDO | 16/08/2018 09:36

Trong khi 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18 thì Việt Nam nằm trong số ít quốc gia Châu Á không có. 

ASIAD 18 được tổ chức từ ngày 18.8 - 2.9 tại Jakarta (Indonesia) với sự tham dự của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Châu Á, thi đấu 464 nội dung của 67 môn và phân môn.

Theo bà Linda Wahyudi - Giám đốc trung tâm phát sóng ASIAD 2018 - đã có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ sở hữu bản quyền phát sóng ASIAD 2018, trong đó, 16 đơn vị có bản quyền, bao gồm cả 12 thành viên Hiệp hội truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương.

VTV và VOV là 2 đài truyền hình, phát thanh của Việt Nam là thành viên của ABU - Asian-Pacific Broadcasting Union (Hiệp hội bản quyền truyền hình Châu Á Thái Bình Dương). Đây là tổ chức phi lợi nhuận có 272 thành viên với mục đích hỗ trợ sự phát triển của ngành truyền hình trong khu vực.  

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia chưa có được bản quyền phát sóng ASIAD 18. Và đến thời điểm này, gần như chắc chắn không nhà đài nào mua được bản quyền, dù tối nay (16.8), U23 Việt Nam sẽ thi đấu trận thứ 2 vòng bảng. 

Chia sẻ với truyền thông, bà Linda Wahyudi cho biết: “Tôi rất tiếc khi Việt Nam không có sóng ASIAD 18. Tôi nhớ hồi SEA Games 2011, cũng tại Jakarta và Pamelang, các đài Việt Nam đều tham dự.

Việt Nam và Indonesia là láng giềng cùng khối ASEAN, chúng ta đều gặp nhau về vấn đề bản quyền SEA Games. Mỗi năm, giá bản quyền ngày một tăng và để các đài quyết định đổ tiền là điều không dễ”.

ASIAD 2018 chỉ là một trong số những giải đấu điển hình, nếu không có giải pháp, trong tương lai các sự kiện thể thao lớn của thế giới khó đến Việt Nam. Chính các nhà đài của Việt Nam cần chủ động trong việc vạch ra một chiến lược dài hơi, đặc biệt là gạt bỏ tư tưởng độc quyền.

Nếu tất cả các nhà đài cùng chia sẻ với nhau, có thể vấn đề đã dễ giải quyết hơn. Nó giống như câu chuyện doanh nghiệp góp sức để người hâm mộ được thưởng thức World Cup 2018. 

Thực tế, các nhà đài Việt Nam thiếu chủ động và nhập cuộc với tâm thế của người nghèo khiến tất cả có cảm giác họ chưa quen với sự thay đổi về giá của bản quyền truyền hình. Ở góc đội kinh tế, nhà đài có thể hợp tác khai thác, mời quảng cáo, tài trợ trước một thời gian để chuẩn bị, nhưng có vẻ như các đài tại Việt Nam luôn để tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Khán giả Việt Nam đang thưởng thức giải Ngoại hạng Anh và Champions League theo hình thức trả tiền. Thói quen trả tiền xem bóng đá cũng nên hình thành kể cả với các giải đấu trong nước lẫn cấp độ quốc tế có sự góp mặt của các ĐTQG.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn