MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc đầu tư nhiều vào đội hình khiến Arsenal bị UEFA săm soi. Ảnh: AFP

Arsenal có cần lo lắng về luật Công bằng tài chính?

Đức Mạnh LDO | 24/08/2022 16:09
Chi phí tài chính của Arsenal trong vài năm gần đây đã thu hút sự chú ý của UEFA.

Arsenal đã không ngần ngại đầu tư vào đội hình trong những mùa giải gần đây, bất chấp việc họ bị loại khỏi Champions League. Điều này làm cho UEFA chú ý đến vấn đề tài chính của đội chủ sân Emirates.

Theo báo cáo của The Times, Arsenal nằm trong số 20 câu lạc bộ Châu Âu được thêm vào danh sách theo dõi những đội có nguy cơ vi phạm luật Công bằng tài chính (FFP).

Arsenal gặp rắc rối với FFP?

Quan điểm của Arsenal là họ vẫn tuân thủ các quy tắc tài chính của UEFA. Thậm chí, “Pháo thủ” nhấn mạnh bộ tài khoản tiếp theo của họ cũng sẽ không vi phạm. Câu lạc bộ không nhận được bất kỳ liên hệ nào từ cơ quan quản lý bóng đá Châu Âu liên quan đến các quy định của FFP.

Quả thực, Arsenal sẽ phải có những tính toán cẩn thận. Các vấn đề liên quan đến FFP đã được cân nhắc đáng kể khi họ tăng cường đầu tư vào đội hình rất nhiều. Đội chủ sân Emirates đã chi rất nhiều trong những năm gần đây. Đội bóng này đầu tư 265 triệu Bảng vào cầu thủ mới trong hai mùa Hè vừa qua và chỉ kiếm được 45 triệu Bảng từ việc bán cầu thủ trong khoảng thời gian đó.

Vì vấn đề tài chính, huấn luyện viên Arteta chấp nhận để Aubameyang ra đi. Ảnh: AFP

Những cân nhắc về FFP là một trong những lý do chính đằng sau quyết định Arsenal không tăng cường đội hình trong kỳ chuyển nhượng tháng Giêng mùa giải trước. Câu lạc bộ cho phép hàng loạt cầu thủ rời đội bóng, bao gồm cả người có thu nhập cao nhất là Aubameyang.

Trong tuần này, Swiss Ramble – Nhà phân tích tài chính uy tín của Thụy Sỹ đã tiến hành một phân tích kỹ lưỡng về tình hình tài chính của Arsenal và kết luận: “Câu lạc bộ này có những động thái khó khăn ngoài sân cỏ để duy trì khả năng cạnh tranh trong thời gian dài vắng mặt tại Champions League, đặc biệt là sau khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tuy nhiên, họ vẫn xoay sở trong khuôn khổ cho phép của FFP”.

Tình hình tài chính của Arsenal thực hư ra sao?

Giống như tất cả các câu lạc bộ khác, tài chính của Arsenal bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Các tài khoản được kết thúc vào ngày 31.5.2021 cho thấy khoản lỗ sau thuế kỷ lục trong năm là 107,3 triệu Bảng. Trong số những khoản lỗ đó, đội bóng cho biết khoản lỗ trước thuế 85 triệu Bảng là do tác động của COVID-19.

UEFA đã có những thay đổi về FFP. Ảnh: AFP

Cho đến tháng 6 năm nay, các quy tắc FFP của UEFA cho phép lỗ 30 triệu Euro (25,3 triệu Bảng) trong vòng 3 năm. Theo sự điều chỉnh mới đây vào mùa Hè này, con số “độ chênh lệch có thể chấp nhận được” đã tăng từ 30 triệu Euro trong ba năm lên 60 triệu Euro (50,6 triệu Bảng) trong ba năm. UEFA đã đưa ra các biện pháp khẩn cấp do hậu quả của đại dịch, có nghĩa là các tổn thất liên quan đến COVID-19 có thể được xóa bỏ.

Arsenal đã làm việc rất tích cực trong những năm gần đây để giành lại quyền kiểm soát hóa đơn tiền lương của họ và ngăn chặn con số đó tăng lên, đặc biệt là khi câu lạc bộ không được tham dự Champions League sau lần cuối cùng là vào mùa giải 2016-2017.

Huấn luyện viên Arteta từng ngậm mùi để Ozil ra đi. Ảnh: AFP

Đó là lý do cho việc Arsenal quyết định nhắm đến các cầu thủ trẻ. Câu lạc bộ sẽ không phải trả nhiều tiền cho họ như những ngôi sao có giá trị lớn. Đội chủ sân Emirates đã từng chấm dứt hợp đồng với các tuyển thủ kỳ cựu như Aubameyang, Ozil, Willian, Mustafi, Kolasinac.

Mùa giải trước, Mikel Arteta đã có phát biểu về tài chính của câu lạc bộ: “Số tiền không chỉ là về những gì câu lạc bộ đang chi tiêu, đó là những gì đội bóng đã bán, đó là những gì chúng tôi đang làm,… Đây là tổng chi phí hàng năm của đội hình đang được xây dựng”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn