MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bóng đá Việt Nam sẽ cần nhiều hơn những nhân tố như Nguyễn Filip. Ảnh: Minh Dân

Bóng đá Việt Nam cần tích cực khai thác nguồn lực cầu thủ Việt kiều

TAM NGUYÊN LDO | 30/03/2024 12:35

Một khi nguồn cầu thủ nội chưa đáp ứng được yêu cầu mới, họ phải sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh với những nhân tố Việt kiều, nếu bóng đá Việt Nam thay đổi tư duy.

Từ huấn luyện viên đến cầu thủ

Một chương ngắn ngủi của bóng đá Việt Nam với huấn luyện viên Philippe Troussier đã đóng lại, giờ là lúc tìm thuyền trưởng mới cho đội tuyển quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác để góp phần tạo nên thành công cho đội tuyển chính là nguồn nhân lực. Các cầu thủ là nhân vật chính của cuộc chơi, nhưng khi không đảm bảo chất lượng cho sự cạnh tranh của bóng đá ngày nay, thật khó cho bất kỳ huấn luyện viên nào.

Như đã nói, sau khi bình tâm lại từ cơn giận dữ đổ vào ông Troussier, người ta nhận ra chất lượng cầu thủ Việt Nam hiện tại thực sự có vấn đề. Đây là thời điểm để thừa nhận, còn về dấu hiệu, thực tế là nó đã xuất hiện từ khi huấn luyện viên người Pháp phải dạy các cầu thủ (trẻ) phải đỡ bóng bước một thế nào...

Đào tạo cơ bản cho bộ kỹ năng của các cầu thủ là việc của nền bóng đá trong nước, để lên đội tuyển quốc gia, huấn luyện viên chỉ cần nhặt những cầu thủ tốt nhất, phù hợp nhất, phong độ cao nhất để lắp ghép. Vậy nhưng, đội tuyển ở giai đoạn vừa qua mất nhiều thời gian cho việc “dạy đá bóng”, không phải “dạy chơi bóng đá”. Thậm chí, cả một vài “anh lớn” ở đội tuyển, vẫn bị gọi là “thảm họa bước một”.

Khi chất lượng cầu thủ như thế, thật khó để đảm bảo đội tuyển chạm đến mức độ cạnh tranh đạt yêu cầu chứ chưa nói xa hơn. Cứ nhìn sang tuyển Indonesia, mặc dù họ có nhiều cầu thủ mới nhập tịch, ít thời gian lắp ghép, nhưng nhờ chất lượng, họ vẫn biết phải làm gì và giải quyết công việc của mình thế nào.

Phải tận dụng nguồn lực Việt kiều

Trên mạng xã hội gần đây lan truyền hình ảnh chụp 4 cầu thủ của câu lạc bộ Real Madrid, trong đó có 1 cầu thủ da trắng và 3 cầu thủ da màu.
Điểm nhấn là, cầu thủ da trắng lại khoác áo đội tuyển Morocco ở châu Phi, trong khi 3 cầu thủ còn lại là thành viên đội tuyển Pháp và đội tuyển Đức.

Ở đây, vấn đề không phải là thúc đẩy hướng đến việc nhập tịch cầu thủ ngoại, hoặc sử dụng các cầu thủ ngoại đã có quốc tịch Việt Nam sau khi đủ điều kiện, mà là, bóng đá Việt Nam phải thay đổi tư duy về nguồn lực. Và các cầu thủ Việt kiều được hướng đến như một giải pháp.

Đặng Văn Lâm, Nguyễn Filip là 2 minh chứng cho thành công, nhưng tiếc là với vai trò thủ môn, tầm ảnh hưởng của họ, về cơ bản, không rộng hơn vòng cấm địa.

Chúng ta không đồng ý việc thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng nhập tịch vận động viên ngoại nhưng nguồn lực từ cầu thủ Việt kiều không hiếm.

Thời ông Troussier, cầu thủ trẻ Nguyễn Khánh An cũng được thử nghiệm nhưng rồi sau đó bỏ bẵng để đến giờ, phía Cộng hòa Cezch đã triệu tập tiền vệ 18 tuổi lên đội U19 của họ. Không thể gieo hy vọng rồi buông trôi như vậy.

Đến giờ, bóng đá Việt Nam vẫn khá dè dặt trong lựa chọn này với những đánh giá liên quan đến sự nghi ngại về chất lượng, bất chấp không ít cầu thủ muốn cống hiến cho đội tuyển. “Không yêu tìm lý do, yêu sẽ tìm cách”, chuyện gì cũng có giải pháp. Vấn đề là phải thử, phải làm, phải thay đổi.

Một điều quan trọng nữa, xuất phát từ chính các cầu thủ nội về tâm lý tiếp nhận sự cạnh tranh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn