MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sau thời gian dài đội tuyển chịu ảnh hưởng trên đấu trường quốc tế, bóng đá Anh thay đổi chính sách cầu thủ ngoại. Ảnh: LĐBĐ Anh

Bóng đá Việt Nam và bài học từ người Anh về chính sách cầu thủ ngoại

TAM NGUYÊN LDO | 06/03/2024 09:42

Bóng đá Anh tự hào có Giải Ngoại hạng nằm ở Top đầu thế giới, nhưng trong một giai đoạn rất dài, đội tuyển quốc gia nước này bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện ồ ạt của cầu thủ ngoại.

Cầu thủ ngoại và hậu quả với đội tuyển Anh

Mọi sự so sánh vào thời điểm này là bất hợp lý, nhưng hậu quả từ sự phụ thuộc ngoại binh ở các câu lạc bộ ở V.League những năm qua phần nào đó có thể lấy bóng đá Anh làm bài học kinh nghiệm.

Năm 1992, khi Premier League được thành lập, vào ngày khai mạc của mùa giải, chỉ có 13 cầu thủ đến từ ngoài biên giới Vương quốc Anh. 32 năm sau, thống kê chỉ ra rằng, trong số 207 Liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc FIFA, 115 nước có cầu thủ đã và đang chơi bóng tại giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Không thể phủ nhận rằng, cầu thủ ngoại đã trở thành một phần quan trọng của bóng đá Anh, mang đến sự đa dạng, phong phú và đầy sắc màu cho các trận đấu của giải Ngoại hạng, cũng như làm tăng khả năng cạnh tranh của các câu lạc bộ Anh trên đấu trường châu Âu. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, sự tăng trưởng quá nhanh của “thị trường ngoài biên giới” nước Anh đã gây hậu quả.

Bóng đá Anh sản sinh ra không thiếu tài năng, thế hệ nào cũng có, nhưng khi tập hợp lại ở đội tuyển, kết quả của họ ở các giải đấu quốc tế rất không tốt. Ở World Cup, năm 1994, “Tam Sư” không vượt qua vòng loại, năm 1998 và 2010 vào đến vòng 1/8, năm 2002 và 2006 đi đến tứ kết.

Tại các kỳ EURO, kể từ sau khi vào bán kết giải đấu trên sân nhà năm 1996, với thế hệ của những Alan Shearer, Paul Gascoigne, phải đến năm 2020, đội tuyển Anh mới có vé vào chung kết (thua tuyển Italy). Ở 5 giải đấu xen giữa khoảng thời gian đó, 1 lần tuyển Anh không vượt qua vòng loại (2008), 2 lần đi đến tứ kết, 1 lần đến vòng 1/8 và 1 lần bị loại ngay từ vòng bảng.

Cầu thủ “cây nhà lá vườn”

Để có những chuyển biến tại EURO 2020, từ năm 2015, cựu Chủ tịch FA, Greg Dyke, thực hiện quy định mạnh mẽ hơn nhiều đối với cầu thủ nước ngoài, với ý định là giúp đội tuyển vô địch World Cup 2022. Dù không thành công (chỉ vào tứ kết), nhưng có thể thấy rằng, cầu thủ Anh hiện tại có chất lượng cao, lại được làm việc với các huấn luyện viên giỏi, sát cánh, hoặc đối đầu, với những đối thủ mạnh, giúp họ phát triển nhanh.

Một trong những quy định bắt buộc với các câu lạc bộ Ngoại hạng Anh khi đăng ký danh sách 25 cầu thủ là chỉ có tối đa 17 cầu thủ không thuộc diện “cây nhà lá vườn” (homegrown) và phải có ít nhất 8 cầu thủ do chính câu lạc bộ đào tạo. Họ thậm chí còn làm rõ hơn định nghĩa về cầu thủ “cây nhà lá vườn” để các cầu thủ sinh ở nước ngoài bị hạn chế hơn.

Để được xếp vào nhóm “cây nhà lá vườn”, một người phải thi đấu cho đội bóng Anh ít nhất 3 năm trước tuổi 21 (Dyke muốn giảm xuống còn 18 tuổi). Điều này có nghĩa là một cầu thủ trẻ sẽ phải bắt đầu ở câu lạc bộ muộn nhất là ở tuổi 15 và vì các cầu thủ không được phép di chuyển qua biên giới quốc gia trước 16 tuổi (trừ những trường hợp đặc biệt)...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn