MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Với những điều lệ "kì dị" của môn bóng đá ở SEA Games 29 của chủ nhà Malaysia, U22 Việt Nam nhiều nguy cơ rơi vào bảng đấu tử thần với những đối thủ khó chịu. Ảnh: VFF

Câu chuyện thể thao: “Ao làng” khó thay đổi lệ

NGUYỄN NGUYÊN LDO | 05/07/2017 06:30
Phiên họp LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) tất nhiên bàn về nhiều chuyện phát triển của bóng đá khu vực, nhưng rồi phiên họp đấy lại được lái về chuyện Malaysia ưu tiên chọn bảng không giống ai.

Nếu AFF nghiêm minh và có quyền tự quyết thì mọi cái đã được quyết ở đấy. Đằng này chính AFF cũng phân trần, hùa theo rồi lại chuyền quả bóng lên AFC với Ủy ban Olympic Đông Nam Á và Hội đồng SEA Games.

SEA Games 2017 là giải đấu của các đội bóng U.22 Đông Nam Á, nhưng AFF lại không có quyền thay đổi luật và cả lệ ở Đại hội thể thao khu vực vốn được điều hành bởi Hội đồng SEA Games trực thuộc Ủy ban Olympic Đông Nam Á. Nên nhớ chính vì không nắm quyền mà AFF đã lập ra giải riêng là AFF Cup từ 2006 (nay là AFF Suzuki Cup tổ chức vào các năm chẵn) và quy hoạch luôn đó là sân chơi của các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á, để lại cho SEA Games thành sân chơi của đội U23 rồi giờ là U22.

Mà SEA Games có luật riêng của SEA Games, thứ luật mà chính 2 ông quan chức người Malaysia là Tổng thư ký AFF - Ahmad Azzaduddin và Tổng thư ký AFC - Windsor John đều lấy lý do luật và điều lệ của SEA Games dựa trên quyền lợi của chủ nhà đã có từ trước SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam.

Chính 2 thành viên này cũng nói rằng SEA Games 28 ở Singapore, Singapore cũng áp dụng luật đấy nhưng có ai than phiền hay phàn nàn gì đâu.

Rõ ràng rằng nếu SEA Games có luật riêng của SEA Games và chủ nhà được những đặc ân đấy thì phải chịu và cũng đừng nặng nề với chuyện không thể thay đổi đó mà để cầu thủ bị phân tâm.

Khi AFF đẩy trái bóng lên AFC và Ủy ban Olympic Đông Nam Á cũng có nghĩa là AFF bất lực và chịu thua cái sân chơi không do mình quản lý. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn